Báo chí thời bấy giờ còn phong bà là "hoàng phi cách mạng" khi dám cả gan ly hôn với Hoàng đế.
Cô quạnh trong chiếc áo hoàng phi
Vị hoàng phi được nhắc đến ở đây chính là Thục phi Văn Tú, phi tần của vua Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh cũng như chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc.
Văn Tú có tên thật là Ngạch Nhĩ Đức Đặc Văn Tú, sinh ra trong một gia đình quý tộc quan lại giàu có. Tuy nhiên, cơ nghiệp gia đình bất đầu sa sút khi đến đời cha Văn Tú.
Sau khi cha qua đời, Tưởng Thị - mẹ Văn Tú một mình nuôi Văn Tú khi đó 8 tuổi cùng em gái và con của vợ cả. Năm 1916, Tưởng Thị gửi Văn Tú tới trường tiểu học Hoa Thị để theo học và đổi tên thành Phó Ngọc Phương. Ngọc Phương không chỉ học rất giỏi mà còn chăm ngoan và chịu khó thêu tranh giúp đỡ mẹ. 13 tuổi, Ngọc Phương đã chín chắn như một cô gái trưởng thành.
Thục phi Văn Tú
Năm 1921, Ngọc Phương là một trong hai người lọt vào mắt xanh của Hoàng đế Phổ Nghi khi ông tiến hành tuyển vợ. Sau đó, Ngọc Phương khi đó 14 tuổi được chọn làm thục phi, đổi lại tên là Văn Tú, lấy hiệu là Thục phi Văn Tú. Đây cũng là cột mốc đánh dấu chuỗi ngày bất hạnh của bà.
Dù được phong thục phi nhưng vua Phổ Nghi chưa từng ân ái cùng Văn Tú, sống cô quạnh trong cung như một chiếc bóng.Từ nhỏ bà đã hướng nội, thích đọc thơ nên thường sống một mình trong cung Thường Xuân để bầu bạn với sách. Sau nhờ được vua Phổ Nghi mời giáo viên nước ngoài tới dạy tiếng Anh, Văn Tú bắt đầu trở nên cởi mở hơn, song cuộc sống yên bình bầu bạn với sách cũng chẳng kéo dài được lâu.
Hoàng hậu Uyển Dung (trái) và vua Phổ Nghi (phải)
Năm 1924, vua Phổ Nghi bị lật đổ, toàn bộ hoàng thất nhà Thanh bị Phùng Ngọc Tường - một tướng của Quốc dân đảng ép phải rời khỏi hoàng cung.
Đứng trước tình hình thất thế, Phổ Nghi đã không ít lần kêu gọi sự giúp đỡ của Nhật Bản, những mong có thể nương nhờ để khôi phục ngôi vị. Tuy nhiên, với kiến thức tích lũy được của mình, Văn Tú không ít lần hiến kế can Phổ Nghi bởi bà cho rằng muốn có lại quyền lực thì phải chịu đi đường dài, không ai giúp đỡ không công điều gì.
Thế nhưng, Phổ Nghi bấy giờ lại thấy phản cảm và cho rằng Văn Tú không biết gì mà xen vào chuyện chính trị. Ông dần lãnh đạm với bà, thậm chí là bỏ mặc. Ông và Uyển Dung sống tại tầng hai trong căn nhà, Văn Tú sống bên dưới, ngày ngày không lên lầu như người xa lạ. Những lúc ăn cơm hay dạo phố, Phổ Nghi cũng chỉ đi cùng Uyển Dung.
Quyết định ly hôn gây chấn động nhưng vẫn không hết truân chuyên
Khi sự việc đến đỉnh điểm, cảm thấy không thể chịu đựng thêm cuộc sống tù túng được nữa, bà đã tìm hiểu luật và đệ đơn lên tòa án yêu cầu ly hôn với Phổ Nghi. Một trong những lý do bà đưa ra là do “Phổ Nghi mắc bệnh yếu sinh lý, 9 năm kết hôn chưa một lần sủng hạnh bà”.
Sự việc bấy giờ đã gây nên một cuộc chấn động không nhỏ. Báo chí khi ấy còn gọi Văn Tú bằng cái tên "hoàng phi cách mạng". Phổ Nghi không lường trước được sự việc, bẽ mặt và ngậm đắng đồng ý ly hôn. Ông trở thành vị Hoàng đế đầu tiên bị hoàng phi ly hôn.
Văn Tú được bồi thường 5 vạn tệ phí sinh hoạt và chấp nhận suốt đời không tái giá. Bà về thành Bắc Bình, tức Bắc Kinh ngày nay, đổi tên thành Phó Ngọc Phương, làm giáo viên tại một trường dân lập. Cuộc sống gần gũi trẻ con khiến bà luôn cảm thấy hạnh phúc.
Song không lâu sau, thân phận hoàng nhà Thanh của bà bị phát hiện. Cuộc sống đảo lộn khiến Văn Tú phải rời khỏi trường học trong nước mắt.
Thục phi Văn Tú ngoài đời (bên trái) và hình tượng được xây dựng trên phim (bên phải).
Năm 1949, Văn Tú làm người hiệu đính của một tờ báo, sau đó kết hôn với Lưu Chấn Đông, phụ tá của Lý Tông Nhân, quyền tổng thống Trung Hoa Dân Quốc sau khi cuộc kháng chiến ở Trung Quốc giành thắng lợi. Hai người mở tiệm cho thuê xe kéo loại nhỏ, cùng nhau trải qua những ngày bình yên đọc sách vẽ tranh.
Thế nhưng chỉ được hai năm thì Lưu Chấn Đông phá sản, chưa kịp trốn về phía nam thì thành Bắc Bình bị bao vây. Lưu Chấn Đông nghe Văn Tú ra trình diện với chính quyền nên được ở lại làm tại đội vệ sinh quận Tây Thành.
Hai người họ sống trong căn phòng chỉ vỏn vẹn 10m2. Chồng bà đi làm còn bà thì ở nhà quán xuyến nội trợ. Họ sống với nhau mà không một mụn con nào. Đến năm 1953, Văn Tú qua đời khi mới chỉ 45 tuổi. Việc là người đầu tiên, cũng là người duy nhất trong lịch sử Trung Hoa phong kiến dám ly hôn với Hoàng đế đã khiến nhiều người phải nhớ đến bà với cái tên "hoàng phi cách mạng”.
Bí ẩn lời nguyền đoản mệnh vô sinh ám ảnh các đời Hoàng đế Minh triều Là người đứng đầu một nước, nắm quyền lực tối cao, sống trong xa hoa nhung lụa thế nhưng các Hoàng đế Minh triều thường ... |
7 lý do khiến Hoàng đế Pháp Napoleon thất bại, đánh mất toàn bộ đế chế Giỏi quân sự và chính trị, mở rộng không ngừng Đế chế Pháp nhưng rốt cục Napoleon Bonaparte đã thất bại do quá tham vọng ... |
Ly kỳ chuyện các Hoàng đế nhà Minh mê đắm… gái điếm Các hoàng đế Trung Hoa có quan hệ với kỹ nữ (gái điếm) có từ xa xưa, hầu như triều đại nào cũng có. Các ... |