Trên dọc tuyến đường sắt Bắc Nam hiện nay, có nhiều cầu, hầm và đường ngang bị xuống cấp, cần ưu tiên nguồn vốn để gia cố nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.
- Rà soát tải trọng cầu đường bộ làm căn cứ cấp phép lưu hành cho xe siêu trường siêu trọng, xe quá khổ
- Quy định mới về việc sử dụng gầm cầu đường bộ làm bãi đỗ xe
Ban QLDA 2 vừa kiến nghị Bộ GTVT đầu tư các công trình khác mức tại 21 vị trí giao cắt giữa 4 tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM, Hà Nội - Hải Phòng, Yên Viên - Lào Cai và Hà Nội - Đồng Đăng với các quốc lộ nằm trên 13 tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Tổng mức đầu tư dự án gần 8.150 tỷ đồng (320 triệu USD), trong đó vốn vay ODA khoảng 5.700 tỷ gồm chi phí xây dựng, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công, dự phòng. Vốn đối ứng trong nước khoảng 2.400 tỷ đồng gồm chi phí giải phóng mặt bằng, dự phòng.
Dự án nhằm nâng cao an toàn chạy tàu, cắt giảm chi phí duy tu và vận hành hàng năm của các đường ngang hiện tại, xóa bỏ ùn tắc đường bộ khi có tàu thông qua và giảm nguy cơ tai nạn giao thông.
Trên tuyến đường sắt Bắc- Nam tồn tại nhiều điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ, gây mất ATGT |
Ban QLDA 2 nhận định đặc thù đường sắt yêu cầu độ dốc dọc nhỏ và cần hệ thống thông tin tín hiệu, an toàn chạy tàu nên phương án xây dựng cầu đường sắt vượt đường bộ sẽ tốn kém, khó khả thi. Vì thế cơ quan này kiến nghị xây cầu đường bộ vượt qua đường sắt.
Trên dọc tuyến đường sắt Bắc Nam hiện nay có nhiều cầu, hầm và đường ngang bị xuống cấp, cần ưu tiên nguồn vốn để gia cố nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.
Gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn tại các đường ngang dân sinh với đường sắt. Ngày 28/7, tại Đồng Nai, ôtô bán tải chở ba người đi qua giao cắt đường sắt khi rào chắn đã đóng, bị tàu tông văng gần 10 m, làm hai người tử vong.
Tháng 3, tại Nghệ An, tàu SE8 chạy đến xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc tông trúng phần đuôi của xe tải chở vật liệu đang băng qua đường ngang dân tự mở. Lái tàu cùng tài xế xe tải bị trầy xước, đầu máy biến dạng.