Đường là chất liệu rẻ, tự nhiên, giúp ngăn cản vi khuẩn phát triển nơi vết thương. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp, ngay cả khi thuốc kháng sinh đã "bó tay" trước vi khuẩn thì đường vẫn còn tác dụng.

duong giup vet thuong mau lanh ngay ca khi thuoc khang sinh da bo tay

Bác sĩ Moses Murandu quyết tâm chứng minh về khả năng chữa thương kì diệu của đường.

Vào tháng 3/2018, thí nghiệm bước đầu của bác sĩ Moses Murandu, làm việc tại Hệ thống Sức khỏe Anh Quốc (NHS) đã thành công trong nghiên cứu sử dụng đường trị thương và được trao thưởng trên tạp chí Journal of Wound Care.

Bác sĩ Moses Murandu tâm sự: "Tôi sẽ còn nghiên cứu sâu hơn, trở về nhà và đem cách chữa trị này phổ biến hơn nữa ở châu Phi – nơi có nhiều người cần nó nhất.”

Hồi nhỏ, khi còn sống tại Zimbabwe, ông đã quan sát và biết được công dụng “thần kì” của đường rằng dùng đường đắp lên vết thương sẽ giúp nó mau lành hơn là để tự nhiên. Tuy nhiên, sau này trong quá trình làm việc, ông lại ít thấy có ai biết đến công dụng này của đường. Chính bởi vậy, ông đã bắt đầu nghiên cứu về chúng.

Theo đó, đường là chất liệu rẻ, tự nhiên, giúp ngăn cản vi khuẩn phát triển nơi vết thương. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp, ngay cả khi thuốc kháng sinh đã "bó tay" trước vi khuẩn thì đường vẫn còn tác dụng.

Bên cạnh việc nghiên cứu về công dụng của đường với các vết thương thông thường, ông cũng bắt đầu băn khoăn về việc: Liệu bệnh nhân tiểu đường (thường bị loét cẳng chân và bàn chân) thì có thể dùng đường để trị thương được không? Những bệnh nhân này cần phải kiểm soát chặt chẽ nồng độ glucozơ trong máu.

Moses đã đưa ra giả thiết rằng: "Đường là chất saccarozo, và cơ thể cần có enzyme để chuyển hóa nó thành glucozo, điều này chỉ xảy ra khi chúng ta hấp thụ đường. Còn rắc đường lên vết thương thì không xảy ra".

Bên cạnh những phát hiện của Moses, trước đó, các chuyên gia thuộc Đại học Sheffield (Anh) và Viện Công nghệ thông tin COMSATS cũng đã phát hiện đường có thể hỗ trợ tạo lập mạch máu mới.

Nhóm nghiên cứu đã thêm đường vào một băng gạc hydrogel để kích thích việc tạo lập các mạch máu mới, vốn rất quan trọng đối với quá trình làm lành vết thương do các mạch máu vận chuyển máu đi khắp cơ thể để cung cấp ô xy và chất dinh dưỡng.

Phương pháp mới phát huy tác dụng do một nhóm đường cụ thể có thể kích thích quá trình liền da.

Giáo sư Sheila MacNeil thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: “Trên khắp thế giới, mọi người đang sống thọ hơn nhưng không may bị những vết thương trên da khó lành liên quan đến tuổi tác, cung cấp máu tồi và tiểu đường. Những vết thương này thường khó trị và khó kham nổi đối với các hệ thống y tế… Kỹ thuật làm lành vết thương bằng cách dùng các loại đường đơn hứa hẹn hỗ trợ làm lành đơn giản hơn, nghĩa là bệnh nhân sẽ cần chữa trị ít hơn, các bác sĩ có thể chữa trị nhiều bệnh nhân hơn và tiết kiệm chi phí đáng kể cho các hệ thống y tế quốc gia”.

THANH LOAN (T/h)

duong giup vet thuong mau lanh ngay ca khi thuoc khang sinh da bo tay Gặp gỡ người đàn ông “3 khuôn mặt” đầu tiên trên thế giới

Một người đàn ông Pháp bị cắt bỏ khuôn mặt cấy ghép lần đầu tiên vì xuất hiện dấu hiệu bị cơ thể đào thải ...

duong giup vet thuong mau lanh ngay ca khi thuoc khang sinh da bo tay Bệnh lở loét ‘ăn thịt người’ lan rộng ở Úc, nguyên nhân còn là bí ẩn

Các nhà khoa học ở Úc đã lên tiếng lo ngại về sự bộc phát của bệnh lở loét Buruli - một căn bệnh ăn ...

duong giup vet thuong mau lanh ngay ca khi thuoc khang sinh da bo tay Nguy cơ của việc sử dụng kháng sinh dài hạn đối với phụ nữ

Một nghiên cứu mới đây của Mỹ đã chỉ ra rằng những phụ nữ dùng kháng sinh trong một khoảng thời gian dài có thể ...

duong giup vet thuong mau lanh ngay ca khi thuoc khang sinh da bo tay Cô gái bị biến dạng khuôn mặt vì tự ý dùng thuốc kháng sinh

Bị nhức đầu, sốt, Hoàng ra tiệm mua thuốc về uống. Sau khi tự làm bác sĩ cô bị nổi mẩn đỏ, bưng mủ khắp ...

/ http://www.doisongphapluat.com