Trần Thọ khi biên soạn Tam quốc chí đã đưa Tôn Kiên, Tôn Sách vào chung một quyển, gọi là Tôn Phá Lỗ, Thảo Nghịch truyện. Sở dĩ như thế là vì Tôn Kiên, Tôn Sách đã nối nhau dựng nên nền móng cơ nghiệp cho nước Ngô, thu gom vốn liếng cho Tôn Quyền xưng đế.

giai nghia vung toi tam quoc dien nghia nhu ng bi a n cu a ton sa ch

Tôn Sách bắn ba nô khách của Hứa Cống

Tôn Kiên thu thập lực lượng, Tôn Sách gom góp địa bàn. Tuy nhiên cũng phải nói rằng nhà họ Tôn đích thị là cha nào con nấy. Cá tính và vận mệnh của Tôn Kiên và Tôn Sách gần như giống hệt nhau. Nói về vận mệnh, cả hai đều giữa đường gãy gánh.Cái chết đột ngột của họ để lại rất nhiều vấn đề khiến đời sau khó mà giải đáp nổi.

Bí mật Quan Độ

Giang Đô đối sách dưới sự trình bày của Tôn Sách là một chiến lược nhằm trước báo thù cha, sau đền nợ nước. Kẻ thù chủ yếu chính là Lưu Biểu. Mục tiêu cao đẹp chính là phò giúp Hán thất. Chí ít là từ sau khi chia tay Viên Thuật cho tới chiến dịch Hạ Khẩu, Tôn Sách đã làm đúng với mục tiêu đề ra đó. Tuy nhiên, theo ghi chép của Trần Thọ, khi cuộc quyết chiến giữa Viên Thiệu và Tào Tháo nổ ra, Tôn Sách lại đột ngột chuyển sang một mục tiêu mới. Cách nói của Trần Thọ là “Sách ngầm muốn đánh úp huyện Hứa, đón Hán đế”.

Vào thời điểm đó, Tôn Sách vừa phá được Hoàng Tổ ở Hạ Khẩu.Lưu Biểu mất hơn ba vạn quân, sáu ngàn chiến thuyền. Nói như lời của Sách: “Biểu tuy khoe khoang, giúp Tổ lấy hơi. Nhưng gia thuộc bộ khúc của Tổ đều bị quét sạch chẳng chừa. Biểu là tên giặc cô độc, biến thành thây ma biết đi”. Tôn Sách ngược lại địa bàn rộng thêm, quân lực lớn mạnh, vốn có thể tiến lên báo thù rửa hận, nhưng đột ngột chuyển sang tiến đánh Tào Tháo. Nhóm Phó Hằng, Doãn Kế Thiện cho rằng đó là yếu tố thời cơ. Trong Thông giám tập lãm, họ nói: “Tôn Sách dùng binh, đủ so bì với Tháo, nếu gióng trống kéo thẳng vào, Tháo sẽ đầu đuôi chẳng cứu được nhau. Chẳng may gặp lúc Sách chết, Tháo bèn được tung hoành Trung Nguyên. Cũng chẳng phải là do vận số sao?”. Không chỉ Trần Thọ mà Sưu thần ký, Cửu châu xuân thu, Hậu Hán kỷ đều nói như vậy.

Thế nhưng Tôn Thịnh lại cho rằng ghi chép của các sách này “đều có chỗ sai lầm”. Tôn Thịnh cho rằng Sách tuy có danh tiếng (uy vũ ở vùng Giang Ngoại), có thực lực (cướp được sáu quận), nhưng vẫn còn nhiều mối lo bên trong. Hoàng Tổ còn đóng ở thượng lưu Trường Giang. Trần Đăng ở Quảng Lăng nhân lúc Tôn Sách đi tây chinh đã mua chuộc dư đảng của Nghiêm Bạch Hổ, để báo thù cho Trần Vũ bị Sách đánh đuổi lúc trước. Bên trong địa bàn thì vẫn còn các dòng tộc có thế lực, gọi là tông dân.Mà Tào Tháo, Viên Thiệu thì lại hùng mạnh (thế như núi biển nghiêng lật). Tôn Sách chẳng thể dễ dàng hành quân đi xa xôi (há được vô sự mà đem đại quân đi xa đến vùng Nhữ, Dĩnh, để dời đế về đất Ngô, Việt sao?). Tôn Thịnh cho rằng những lý lẽ ấy “kẻ ngu hèn cũng soi thấy”, huống hồ là Tôn Sách.

Tôn Thịnh cho rằng Tôn Sách cất quân vào lúc ấy là để đánh Trần Đăng ở Quảng Lăng. Điều này thì Giang Biểu truyện có chép.Trần Đăng làm Thái thú Quảng Lăng, là em họ của Trần Vũ – người định tập kích Tôn Sách ở Tiền Đường lúc trước. Khi Sách chinh tây, Trần Đăng đã mưu đồ tập kích sau lưng để báo thù cho Vũ. Vì vậy Tôn Sách đánh Trần Đăng là hợp lý. Lại thêm Quảng Lăng là quận nằm phía bắc sông Trường Giang, là cuối dòng của con sông ấy. Nếu Tôn Sách lấy được Quảng Lăng, thì xem như đã chiếm được một dải Trường Giang làm bình phong phía bắc. Giang Biểu truyện cho biết lúc tây chinh trở về, Sách liền đi đánh Đăng, đưa quân tới Đan Đồ. Tiên hiền hành trạng cũng có viết rằng: “Đăng có chí muốn nuốt diệt Giang Nam. Tôn Sách sai quân đánh Đăng của Khuông Kì”.

giai nghia vung toi tam quoc dien nghia nhu ng bi a n cu a ton sa ch

Tôn Sách giết Vu Cát

Tuy nhiên Bùi Tùng Chi cũng nói rằng quan điểm của Tôn Thịnh đúng, nhưng chưa đủ. Bùi Tùng Chi lưu ý rằng Hoàng Tổ mới bị phá, Lưu Biểu không có chí kiêm tính, vì vậy không đủ để lo. Bọn nông dân mạnh như Tổ Lang, Nghiêm Bạch Hổ đã bị quét sạch, chỉ còn đám Sơn Việt cỏn con. Tôn Sách rõ ràng có đủ điều kiện thuận lợi để cho quân bắc tiến. Bùi Tùng Chi chủ trương rằng Tôn Sách kéo quân là đi đánh Trần Đăng. Nhưng đánh Trần Đăng chỉ là bước thứ nhất. Nếu chí lớn của Tôn Sách được thực hiện, thì quyền lớn nắm trong tay, vùng Hoài, Tứ đều là đất có thể đóng đô, không nhất thiết phải dời Hán Hiến đế tới vùng Ngô,Việt. Như vậy kế hoạch của Tôn Sách là bình định vùng Giang Ngoại trước, rồi sau đó bắc tiến vào khu vực sông Hoài, sông Tứ - cũng chính là địa bàn của Tào Tháo. Nếu quả thực Tôn Sách làm như vậy, cục diện trận chiến Quan Độ có thể rất khác. Đáng tiếc, khi mọi việc còn trong vòng chuẩn bị, thì Tôn Sách lại chết một cách bất ngờ.

Cái chết của Tôn Sách

Xung quanh cái chết của Tôn Sách có rất nhiều lời đồn đại.Sở dĩ như vậy là vì Tôn Sách là kẻ có tiếng tăm ở Giang Đông, cái chết lại hết sức đột ngột và trong một bối cảnh li kỳ. Thế nên trong cùng một cốt truyện mà nảy sinh ra nhiều chi tiết khác nhau.

Trần Thọ nói rằng cái chết của Tôn Sách là một sự tình cờ. Tôn Sách giết Thái thú quận Ngô là Hứa Cống. Người môn khách của Hứa Cống dẫn theo con nhỏ của Cống đi trốn ở ven sông. Sách cưỡi ngựa đi ra ngoài một mình, ngẫu nhiên gặp người khách ấy. Người này bèn đâm Tôn Sách. Vết thương rất nặng. Sách gọi bọn Trương Chiêu tới dặn dò rồi chết trong đêm đó. Cùng kể ra một câu chuyện tương tự, Viên Hoành cho rằng đó là mưu kế để dụ Sách vào bẫy. Hậu Hán kỷ nói rằng con nhỏ của Hứa Cống và môn khách muốn báo thù. Họ bàn nhau rằng: Tôn Sách dũng cảm, nhanh nhẹn. Nếu giết nhiều người ngoài đường, Sách ắt tự mình ra tay, chắc có thể bắt được đấy”. Khách theo lời, bèn giết người ở bờ sông. Sách nghe tin, nổi giận, một ngựa xông ra. Khách đâm cho bị thương.

Cùng một tình huống ngẫu nhiên, Giang Biểu truyện kể ra có hơi khác hơn. Tôn Sách không phải đi một mình, mà là đi săn. Ngựa của Tôn Sách chạy nhanh quá nên vọt lên trước, thì gặp ba người nô khách của Hứa Cống. Sách hỏi. Ba người nói dối là lính của Hàn Đương. Tôn Sách biết mặt hết đám lính của Đương, biết là giả dối, bèn bắn chết một người. Hai người kia vội bắn trả, trúng vào má Sách. Quân kỵ của Sách từ phía sau ùa lên giết chết bọn họ.Lời kể này phù hợp với câu chuyện ghi trong Ngô lịch.Thầy thuốc bảo rằng vết thương có thể chữa khỏi được, nhưng trong vòng trăm ngày không được động đậy. Tôn Sách soi gương, nói rằng: “Mặt ta thế này, còn lập công dựng nghiệp được sao?”. Thế là Sách đập vào án phẫn nộ, vết thương vỡ ra, chết trong đêm ấy. Sưu thần ký của Can Bảo thời Tấn thì nói Tôn Sách vì giết đạo sĩ Vu Cát, nên khi trị thương gần khỏi, lúc soi gương thì thấy Vu Cát đứng ở sau lưng, quay lại thì không thấy đâu. Cứ như thế ba lần, Tôn Sách nổi giận, đập gương kêu lớn, lát sau thì chết.

Những lời kể trên đây gộp chung lại sẽ giúp ta dựng lại bối cảnh lúc Tôn Sách chết. Tôn Sách vừa mới giết Vu Cát, bị người của Hứa Cống giết chết và đã mất vì vết thương quá nặng. Nhưng có một chi tiết còn chưa được nói rõ, đó là Tôn Sách chết trên đường hành quân đi đánh Trần Đăng. Như lời của Giang Biểu truyện, Tôn Sách đã bị bắn vào mặt trong lần đi săn giữa lúc đã kéo quân tới Đan Đồ. Cách nói của Giang Biểu truyện khiến ta ngỡ rằng Tôn Sách chưa kịp làm gì. Nhưng trên thực tế là đã đánh to.

giai nghia vung toi tam quoc dien nghia nhu ng bi a n cu a ton sa ch

Tôn Sách trông thấy hồn ma Vu Cát

Tiên hiền hành trạng nói Sách phái quân đánh Trần Đăng ở Khuông Kỳ, “tinh kỳ khôi giáp che kín mặt sông”. Những người khác đều khuyên Trần Đăng cố thủ để đợi quân Sách tự rút.Trần Đăng thì không nghĩ như vậy. Đăng giả vờ cố thủ, nhưng đến lúc mờ sáng thì mở cửa ra đánh úp. Quân Ngô tan tác bỏ thuyền chạy tán loạn, bị giết hơn vạn người, sau đó lại tập hợp đại quân tới đánh báo thù trận thua hôm trước. Thành Khuông Kỳ bị vây. Trần Đăng phải sai Công tào Trần Kiểu lẻn ra đi cầu cứu Tào Tháo.Đăng cũng chia quân ra ngoài mai phục. Khi quân Ngô rút lui, Trần Đăng liền tung quân truy kích, đại phá được. Mặc dù câu chuyện trong Tiên hiền hành trạng có thể có chỗ phóng đại, nhưng Tôn Sách qua đời là trong bối cảnh thua to như thế. Cái chết của Tôn Sách có thật đơn giản là bị vài tên gia khách đâm chết một cách lãng nhách như vậy không, thật đáng suy nghĩ.

Tôn Sách chết đi, cơ nghiệp giao lại cho Tôn Quyền. Sách có nói rằng: “tiến cử người hiền, dùng kẻ tài năng, để họ cùng dốc lòng, gìn giữ Giang Đông, ta không bằng khanh”. Vậy Tôn Quyền có tài dùng người như thế nào?

giai nghia vung toi tam quoc dien nghia nhu ng bi a n cu a ton sa ch Đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc: Giỏi hơn Gia Cát Lượng và Quách Gia

Sở hữu nhiều mưu cao kế hiểm, vị mưu sĩ này đã đánh bật nhiều quân sư nức tiếng cùng thời như Gia Cát Lượng, ...

giai nghia vung toi tam quoc dien nghia nhu ng bi a n cu a ton sa ch Cả đời dũng mãnh, "hổ tướng" Mã Siêu vẫn lưu một vết đen ngàn năm khó rửa

Chính vết đen này là rào cản lớn nhất trong sự nghiệp của danh tướng họ Mã.

/ http://danviet.vn