Tổng thống Donald Trump gợi ý về khả năng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tại thượng đỉnh Mỹ - Triều tuần tới, nhưng các quan chức Seoul lại ra tín hiệu thận trọng.
Một quan chức Hàn Quốc cho biết, chưa có quyết định nào được đưa ra về việc liệu Tổng thống Moon Jae In (giữa) có tham dự thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un (trái) và ông Donald Trump tại Singapore ngày 12.6 không. Ảnh: AFP.
Theo Wall Street Journal, đại diện Hàn Quốc hôm 4.6 từ chối bình luận chính thức về khả năng này. Các quan chức Seoul nói rằng, Hàn Quốc đang theo dõi việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh. Ở hậu trường, một số quan chức tỏ ra thận trọng về tuyên bố hòa bình cũng như khả năng đưa ra tuyên bố như vậy ở Singapore.
Tờ báo này nhận định, sự thận trọng của các quan chức Seoul một phần do thời gian đến cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên còn rất ít và dự kiến một tuyên bố sẽ phần lớn mang tính biểu tượng.
Sự vắng mặt của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh Singapore có thể là một lý do khác cho sự thận trọng này, các nhà phân tích cho biết.
Một hiệp định hòa bình đòi hỏi có sự đồng thuận của Trung Quốc, nhưng tuyên bố hòa bình vẫn có thể đạt được mà không cần sự có mặt của Bắc Kinh, bởi Trung Quốc không phải một bên tham chiến như Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ, cựu Bộ trưởng Thống nhất Seoul Chung Dong-young nhận định.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 4.6 có vẻ lạc quan về các vòng đàm phán gần đây liên quan đến Triều Tiên và cho rằng, hội nghị thượng đỉnh với Mỹ là cơ hội cho bước đột phá.
“Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang đứng trước cơ hội lịch sử hiếm có. Hội nghị thượng đỉnh này nắm giữ chìa khóa trong việc có tìm ra con đường để phi hạt nhân hóa và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên hay không”, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói.
Kim Meen-geon - Giáo sư khoa học chính trị, Đại học Kyung Hee ở Seoul cho biết, sự thận trọng của Seoul xuất phát từ lo ngại Mỹ có thể đột ngột rút khỏi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.
Hồi tháng 4, lãnh đạo Hàn Quốc - Triều Tiên nhất trí theo đuổi mục tiêu ra hiệp định hòa bình kết thúc Chiến tranh Triều Tiên trong năm nay.
Một tuyên bố hòa bình là mục tiêu chính sách, được chính quyền ông Moon Jae-in coi là "cửa ngõ" cho nhiều thỏa thuận cụ thể hơn với Triều Tiên, bao gồm một hiệp định chính thức hoặc một thỏa thuận phi hạt nhân hóa.
Tuần trước, trong một bài xã luận, truyền thông Triều Tiên đặt vấn đề thúc đẩy việc thông qua thỏa thuận hòa bình đã được nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4.
Chính quyền ông Moon Jae-in từng đưa ra ý tưởng về tuyên bố hòa bình và nhất trí với Bình Nhưỡng về theo đuổi các cuộc đàm phán 3 bên có sự tham gia của Washington hoặc đàm phán 4 bên có sự tham gia của Bắc Kinh để theo đuổi mục tiêu này.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và tướng Triều Tiên Kim Yong-chol tại Nhà Trắng tuần trước làm dấy lên hy vọng về hội nghị 3 bên và cả khả năng về tuyên bố hòa bình.
Singapore công bố địa điểm đặt trung tâm báo chí của cuộc gặp Mỹ-Triều Tòa nhà F1 ở trung tâm Singapore phục vụ nhu cầu làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi của các phóng viên đến đưa tin ... |
Tổng thống Trump chọn giờ nào gặp ông Kim Jong-un? Nhà Trắng hôm 4-6 tuyên bố chính sách trừng phạt nghiêm ngặt đối với Triều Tiên không thay đổi sau khi Tổng thống Donald Trump ... |
Bên trong khách sạn ông Kim Jong-un dự kiến lưu lại ở Singapore Khách sạn Fullerton được dự đoán là nơi ở của lãnh đạo Kim Jong-un trong thời gian diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - ... |