Tục bó chân xuất hiện vào thời nhà Tống nhưng phổ biến nhất vào thời nhà Thanh.

kinh hoang bi mat hu tuc bo chan thoi phong kien trung quoc

Tục bó chân bắt nguồn từ những gia đình “quyền quý”

Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều là câu chuyện về một cung phi của Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu đó nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.

Có nhiều câu chuyện, nhưng cùng một điểm chung, tục bó chân bắt nguồn trong giới thượng lưu. Việc bó chân sau đó đã trở nên thịnh hành trong giới nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội Trung Quốc và dần trở thành một tập tục.

Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỉ 20. Trong những năm cuối của thế kỉ 19, những học giả cải cách và các nhà truyền giáo Tây phương bắt đầu lên tiếng phản đối tập tục gây đau đớn thể xác này, tuy nhiên phải đợi đến những năm 1920 thì mới bắt đầu có sự thay đổi về phía nhận thức của dân chúng khi một số trí thức tân tiến tách tục này ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức.

Năm 1928, Trung Quốc xóa bỏ tập tục bó chân, yêu cầu tất cả thiếu nữ dưới 15 tuổi phải để bàn chân phát triển tự nhiên, song cũng không thu được hiệu quả đáng kể. Phải sau khi CHND Trung Hoa được thành lập năm 1949, tục bó chân bị nghiêm cấm, và đến cuối thập niên 1960 thì tục này về cơ bản đã chấm dứt.

Quan niệm cổ hủ

Dưới thời phong kiến Trung Hoa, khi một bé gái khi mất răng sữa, thường sẽ tham gia cùng mẹ, chị cả và bà ngoại với những điều luật khắc nghiệt và đau đớn, bắt đầu với việc bó chân. Thông thường khoảng bảy tuổi (nhưng đôi khi sớm hơn khoảng bốn tuổi, hay trễ hơn vào lúc mười bốn tuổi), một bé gái sẽ có đôi chân bị bó chặt cho đến khi trở nên “hoàn hảo”.

Tục bó chân gây ra nỗi đau đớn gấp ngàn lần cho người phụ nữ, không những về thể chất mà lẫn tinh thần. Nếu không vệ sinh thường xuyên, đôi chân sẽ bị thối rữa và hoại tử nhanh chóng và ảnh hưởng đến sức khỏe cho những cô gái. Đối với họ, những điều cấm kị sau khi bó chân sẽ cản trở họ có thể kiểm soát cơ thể. Việc bó chân sẽ hạn chế di chuyển và giới hạn những nơi mà họ có thể đi. Học cách tuân theo những điều luật bó chân đã dạy những cô gái trẻ biết cách nghe lời, đặc biệt sau khi kết hôn và biết tuân theo gia đình chồng.

Sự đau đớn này cũng được cho là một bước chuẩn bị cho các cô gái trẻ cảm nhận được cơn đau khi bắt đầu có kinh nguyệt, động phòng và sinh con. Đôi chân nhỏ sẽ giúp họ hoàn thành nghĩa vụ mà xã hội phong kiến quy định để trở thành mẹ cũng như tiếp tục duy trì nòi giống.

Hủ tục này cũng nhằm ràng buộc phụ nữ trở nên lệ thuộc vào người đàn ông. Theo quan điểm cổ hủ, bó chân sẽ đẩy máu chảy ra từ các điểm cao nhấtcủa cơ thể và đi vào chân và hông, truyền vào tử cung và thúc đẩy tỷ lệ có thai cao hơn. Vì thế, người ta cho rằng những đôi chân nhỏ sẽ tăng khả năng sinh sản và sức chịu đựng khi sinh con cũng như một cách thức làm đẹp để thu hút chồng.

Trong quan điểm phong kiến, việc rửa chân được xem như là một hành động kín đáo mà phụ nữ chỉ làm bí mật và người chồng thường không bao giờ được nhìn thấy đôi chân trần của vợ hay con gái, kể từ ngày đầu tiên họ bắt đầu bó chân. Việc che giấu đôi chân đi đôi với sự riêng tư phòng khuê của những cô gái trẻ trong các gia đình giàu có. Ngược lại, phụ nữ ở các vùng nông thôn thường không bị ràng buộc với tục này vì bó chân sẽ ngăn cản họ ra đồng làm việc, không thể giúp đỡ gia đình.

Vì sao hủ tục tồn tại rất lâu?

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, những cô gái trẻ thường được nói rằng họ sẽ không tìm được chồng trừ khi chân phải được bó, vì không ai muốn một cô dâu với đôi bàn chân to và thô kệch. Những phụ nữ có bàn chân tự nhiên thường bị chế giễu trong các câu hát dân gian. Đôi chân nhỏ được xem như là một biểu tượng về kỷ luật của người phụ nữ, sự nghe lời và có giáo dục, cũng như báo hiệu rằng họ có khả năng sinh con và chuẩn bị một cơ thể mạnh khỏe trước khi làm mẹ.

Nói cách khác, tục bó chân đã được truyền dạy từ những người phụ nữ cao niên trong gia đình hoặc từ người mẹ, như một “phong tục truyền thừa” về thể chất và tinh thần nhằm tiếp tục giáo dưỡng những người phụ nữ có thể sinh con “nối dõi tông đường.”

kinh hoang bi mat hu tuc bo chan thoi phong kien trung quoc

Với những gia đình nghèo, người phụ nữ bó chân dù đau đớn vẫn phải làm các công việc trong nhà

Tục này ảnh hưởng như thế nào đến sự tham gia của phụ nữ vào kinh tế gia đình, dù ở tầng lớp thượng lưu hay ở những gia đình nông thôn nghèo? Tuy phong tục này có nguồn gốc từ lầu xanh, sau đó dần lan rộng đến những gia đình giàu có, và cuối cùng là ở những gia đình nghèo phải bó chân cho con gái nhằm hi vọng sẽ cưới được một người nhà giàu có để thoát nghèo và nâng cao địa vị xã hội.

Dù thế nào thì tục này ít nhiều gây ra khó khăn cho các gia đình nông dân vì những người con gái bị bó chân hiếm khi ra đồng đỡ đần gia đình. Tục bó chân đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.Trong một gia đình, con gái đầu lòng có thể sẽ là người duy nhất được bó chân, hoặc có thể bó sau hay ít chặt hơn nếu gia đình cần con gái tham gia đồng áng.Với gia đình khác khi mà những người con gái chỉ cần tham gia sản xuất thủ công, dệt hoặc thêu thì việc bó chân là không thể tránh khỏi.

Bất kể tục bó chân có hoàn thành hay không thì đôi chân của họ đã trở nên khuyết tật và không thể cử động dễ dàng, nhiều khi còn bị nhiễm trùng và hoại tử.

Còn có một nguyên nhân khác lý giải vì sao tục bó chân tồn tại rất lâu. Trong giai đoạn chuyển tiếp giữa nhà Minh và Thanh, đó còn là cách thể hiện lòng trung thành, là nét văn hoá để phân biệt người Hán và người Mãn Châu không phải bó chân. Người phụ nữ Hán khăng khăng giữ gìn tục bó chân nhằm thể hiện sự trung thành của bản thân với các tiêu chuẩn Nho gia về đức khiêm tốn và tôn trọng cơ thể con người, và chứng tỏ sự hoài cổ với nhà Minh và văn hóa người Hán.

Bằng cách này, các gia đình có phụ nữ với đôi bàn chân nhỏ được xem là đại diện cho những giá trị cũ, gìn giữ được văn hóa và tôn trọng đạo đức Khổng giáo, và đôi chân của phụ nữ trở thành những biểu tượng vô hình của lòng trung thành với triều đại phong kiến cũ.

Cụ Yan Guiru là một trong những người phụ nữ cuối cùng ở Trung Quốc thực hiện tục bó chân khắc nghiệt để có “đôi bàn chân gót sen”.

Ở tuổi gần đất xa trời, cụ Yan Guiru đã có những hồi tưởng đáng sợ về những tháng này khi cụ mới chỉ là một cô bé 4 tuổi, bắt buộc phải bẻ gãy xương bàn chân và bó trong những lớp vải đẫm máu.

“Tôi thậm chí còn không dám đắp chăn lên đôi bàn chân của mình, nó đau đớn như bị ai đó đặt một cục than nóng lên chân”, cụ bà 95 tuổi kể lại cảm giác khủng khiếp mà mình đã phải trải qua.

Theo lời cụ Yan, cụ bị bắt buộc thực hiện tục bó chân này khi 4 tuổi. Cứ khoảng 2 đến 3 ngày, đôi bàn chân nhỏ bé của cụ lại bị ngâm vào nước thảo dược và máu động vật để tránh nhiễm trùng, sau đó mẹ cụ bẻ gãy xương bàn chân và quấn chặt nó bằng một lớp vải lụa dài.

Cơn đau đó còn khủng khiếp khi có lần cụ bị rạch những vết đau đớn giữa lòng bàn chân để bó cho chặt hơn. Những cơn đau cứ theo suốt những năm tháng thơ ấu chỉ vì xã hội tin rằng đức hạnh và phẩm giá của người phụ nữ thể hiện qua những bàn chân gót sen tý hon.

“Nếu tôi cố gắng để tháo bỏ những rải băng, tôi sẽ bị đánh đập”, cụ Yan nói, tay run run nắm chặt cây gậy, ngồi trong khoảng sân nhỏ nơi cụ đã sống được hơn 70 năm.

“Nếu cô gái nào muốn có một cuộc sống tốt, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ có bàn chân nhỏ. Những nhà giàu có trong vùng chỉ thích những người phụ nữ chân nhỏ. Càng nhỏ càng tốt. Không một ai muốn cưới một cô gái chân to. Không một ai…”.

kinh hoang bi mat hu tuc bo chan thoi phong kien trung quoc Những phụ nữ bó chân cuối cùng ở Trung Quốc giờ ra sao?

Những phụ nữ này là người cuối cùng thực hiện tập tục bó chân để có đôi chân "gót sen ba tấc" sau khi hủ ...

kinh hoang bi mat hu tuc bo chan thoi phong kien trung quoc Giật mình hình ảnh phẫu thuật thẩm mỹ băng bó chằng chịt của sao Việt

Hình ảnh được rò rỉ từ phòng phẫu thuật thẩm mỹ của dàn sao Việt thường nhận được rất nhiều sự chú ý của dư ...

/ http://danviet.vn