Mỗi người có một ấn tượng về Hà Nội, một hương vị riêng nơi thành phố này. Với tôi mỗi khi tĩnh lặng (mà người ta gọi là sống chậm) tôi lại nghĩ đến những dãy nhà của khu tập thể cũ kỹ trước đây còn tồn tại, với những mảng tường sơn tróc màu vàng và những cái lồng sắt cheo leo, thật đặc biệt, bí ẩn và thú vị, nhất là lúc có trong tay chiếc máy ảnh để đi tìm những dấu ấn một thời đã qua trên đất Hà Thành.
Trong gia đình
Những khu nhà tập thể cũ có thể chỉ còn là một mảng mờ nhạt trong diện mạo thủ đô biến đổi từng ngày. Nhưng với tôi cái khu tập thể cũ kỹ tồn tại giữa guồng quay gấp gáp của cuộc sống hiện đại này lại thật hấp dẫn. Nó có vẻ chật chội nhưng ấm cúng, cũ kỹ nhưng cổ kính, những người già bình thản sống, trầm mặc ngắm nhìn sự hối hả của cuộc sống.
Nhìn cảnh người già và trẻ nhỏ dắt cái xe lên tầng trên men theo cái lối nhỏ giữa cầu thang khá vất vả vì người ta cứ phải gồng mình đẩy khi lên và níu kéo chống trượt khi dắt xuống, mà không biết ai đó đã sáng tạo ra nó từ thuở ban đầu. Rồi thoảng đâu đấy cái hương vị của ly càphê tan ngút ngát trong không gian tĩnh lặng. Người ta cũng ngửi thấy cả cái mùi của cái nghèo ở nơi đây...
Ngoài những cái tên như: Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Văn Chương…, còn bao nhiêu khu tập thể của các trường đại học còn lưu giữ nhiều nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Có dịp đi dọc những hành lang của khu tập thể, ngắm nhìn và lắng nghe những cư dân ở đây, ta gặp những câu chuyện sinh hoạt thời bao cấp rất đáng được trân trọng, lưu giữ, như một phần ký ức của Tràng An, của thủ đô Hà Nội một thời...
Ăn chơi thời bao cấp Thành ngữ “Tay chơi Hà Nội” hẳn là chưa có tuổi đời lâu lắm. Nó sẽ chỉ được lưu hành công khai vào sau Cách ... |
Tại sao thời bao cấp không lo thực phẩm bẩn? Cuộc sống ngày càng sung túc nhưng nỗi lo thực phẩm bẩn ngày càng tăng. Ngày trước chỉ tự cung, tự cấp nên chẳng bao giờ ... |