Bố mẹ cần làm gương bởi không thể yêu cầu trẻ quan tâm người khác trong khi chính người lớn lại phớt lờ cảm xúc của trẻ. 

Trang Huffpost đã trò chuyện với các chuyên gia và nhà tâm lý về việc cha mẹ cần làm gì để trẻ em biết cảm thông và quan tâm đến người khác.

Nói về cảm xúc

"Cánh cửa để đi đến sự đồng cảm là thấu hiểu về cảm xúc", Michele Borba, nhà tâm lý học giáo dục, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách dạy con cái, chia sẻ.

Một trong những cách để trẻ biết quan tâm người khác là tạo điều kiện để chúng giao tiếp trực tiếp với mọi người. Theo nhà tâm lý Borba, bố mẹ có thể xây dựng một vài quy tắc trong gia đình như nói chuyện phải nhìn vào nhau thay vì chỉ chú ý vào điện thoại và sử dụng những biểu tượng cảm xúc.

Một yếu tố nữa về mặt cảm xúc là trẻ phải hiểu được chính mình đang cảm thấy như nào. Laura Dell, trợ lý giáo sư tại trường Đại học Cincinnati khuyên phụ huynh cần khuyến khích con bộc lộ cảm xúc thông qua những câu hỏi trực tiếp như "Mẹ thấy con đang thất vọng" hoặc "Con có buồn vì chuyện này không?"...

Theo Laura, chỉ khi định hình và bộc lộ được cảm xúc của mình, trẻ mới hiểu được cảm xúc của người khác, từ đỏ thể hiện sự đồng cảm, quan tâm.

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh nhi khoa, Ravi Rao, cho rằng mỗi khi đi chơi, cha mẹ nên đưa ra những câu hỏi để khuyến khích trẻ quan sát xung quanh. "Bác kia mặc áo màu gì nhỉ?", "Con nhìn thấy có bao nhiêu cái cây?", "Con có thấy người phụ nữ đằng kia không? Nhìn nét mặt không biết cô ấy đang vui hay buồn?"...

Bố mẹ có thể dạy trẻ nhận biết cảm xúc của người khác thông qua nét mặt từ những hoạt động, buổi nói chuyện hoặc bữa cơm gia đình hoặc thông qua các trò chơi đồng đội trong những chuyến dã ngoại.

Khi trẻ đã có cảm giác tốt hơn để nhận biết cảm xúc của bản thân và người khác, bố mẹ nên hỏi những câu phức tạp hơn như "Con nghĩ Tommy cảm thấy thế nào khi con lấy đồ chơi của cậu bé?".

lam the nao day tre quan tam nguoi khac
Ảnh: Shutterstock

Trở thành hình mẫu của tr

Trẻ em luôn bị thu hút bởi điều chúng ta làm hơn là những gì chúng ta nói. Bố mẹ có thể yêu cầu trẻ "Hãy chú ý đến cảm xúc và biết quan tâm người khác", nhưng lại phớt lờ cảm xúc của chính đứa trẻ thì phương pháp dạy này không thể thành công.

Việc quan tâm và thấu hiểu cảm xúc của trẻ không có nghĩa là phụ huynh phải chiều theo tất cả những gì trẻ muốn. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc thấu hiểu để đưa ra cách xử lý khiến con cảm thấy "phục" thay vì để đứa trẻ ấm ức vì cảm thấy mình không được quan tâm.

Không chỉ trẻ em, người lớn cũng cần nhận lỗi với trẻ khi có hành động không phù hợp hoặc cư xử thô lỗ với người khác.

Công nhận hành động tử tế của trẻ

"Bố mẹ thường khen ngợi về điểm số trên lớp mà trẻ đạt được nhưng lại thường quên không công nhận những hành động tử tế trẻ làm trong cuộc sống", Borba nói. Chuyên gia cho rằng, khi được chứng kiến việc làm tốt của trẻ hoặc được nghe kể lại, người lớn cần dành lời khen để khích lệ trẻ. Sau đó, bố mẹ hãy hỏi "Con cảm thấy như nào sau khi giúp đỡ người khác?" hoặc "Con thấy nét mặt của bạn ấy thế nào khi nhận được sự giúp đỡ của con?".

Trong tùy trường hợp cụ thể, phụ huynh có thể đưa ra một vài lời gợi ý hoặc khuyên trẻ nên có hành động quan tâm người khác theo cách phụ hợp hơn trong lần sau.

Dạy con về sự khác biệt

Thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông, phụ huynh cần giúp trẻ tiếp cận với sự đa dạng của thế giới. Việc này giúp trẻ hiểu việc quan tâm và giúp đỡ người khác phụ thuộc vào tùy từng hoàn cảnh, đối tượng khác nhau và loại bỏ những hành vi trêu chọc về giới tính, chủng tộc của trẻ với người khác.

Bố mẹ có thể cùng con đọc truyện, xem phim. Người lớn cần chọn những tác phẩm có những nhân vật gần gũi với hoàn cảnh và lứa tuổi của trẻ, từ đó dạy trẻ quan tâm nếu gặp một người bạn như vậy trong cuộc sống.

lam the nao day tre quan tam nguoi khac Kiến nghị lập lực lượng cảnh sát bảo vệ trẻ em
lam the nao day tre quan tam nguoi khac Nhà bán lẻ gỡ khỏi kệ phấn rôm trẻ em chứa amiăng
lam the nao day tre quan tam nguoi khac Trẻ em Pháp học phép lịch sự thế nào?

/ vnexpress.net