Trong báo cáo thường niên đánh giá về lực lượng Trung Quốc, Lầu Năm Góc cho biết Bắc Kinh sở hữu hơn 500 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động.
- Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu ‘bộ tứ’ răn đe hạt nhân
- Tổng thống Belarus: Mỹ đang ép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân
Theo đánh giá thường niên của Lầu Năm Góc, Trung Quốc hiện đang sở hữu 500 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động trong kho vũ khí. Dự kiến đến năm 2030, con số này có thể tăng lên khoảng 1.000 đầu đạn.
Dù vậy, số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và Nga. Cụ thể, Mỹ đang sở hữ khoảng 3.700 đầu đạn hạt nhân, trong đó khoảng 1.419 đầu đạn hạt nhân chiến lược đã được triển khai. Còn Nga có khoảng 1.550 vũ khí hạt nhân được triển khai và theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, kho dự trữ của Nga hiện có tới 4.489 đầu đạn hạt nhân.
Xe quân sự chở tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5B của Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc lưu ý con số hơn 500 đầu đạn của Trung Quốc tính đến tháng 5/2023 cho thấy số lượng đầu đạt hạt nhân trong kho vũ khí này đang tăng lên. Trước đó, vào năm 2021, Lầu Năm Góc ước tính Bắc Kinh có hơn 400 đầu đạn hạt nhân hoạt động.
Chia sẻ về báo cáo này, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết: “Chúng tôi thấy Trung Quốc đang tiếp tục hiện đại hóa, đa dạng hóa và mở rộng khá nhanh chóng lực lượng hạt nhân của mình. So với một thập kỷ trước, những gì họ đạt được hiện nay đã thực sự vượt xa về quy mô và độ phức tạp”.
Báo cáo Lầu Năm Góc cho biết thêm rằng hải quân Trung Quốc có hơn 370 tàu và tàu ngầm, tăng so với con số 340 tàu mà Trung Quốc sở hữu vào năm ngoái.
Mở rộng lực lượng hải quân cũng là một trọng tâm trong nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm đưa Trung Quốc trở thành cường quốc quân sự ưu việt trong khu vực. Đến nay, Bắc Kinh được cho có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự trên toàn thế giới năm ngoái - cho vũ khí, nhân sự và các chi phí khác, đạt 2,2 nghìn tỷ USD, mức cao nhất từ sau Chiến tranh Lạnh.
Không tính con số tại Mỹ, Trung Quốc và Nga, chi tiêu mua sắm quân sự trên toàn thế giới dự kiến sẽ đạt 241 tỷ USD vào năm tới, tăng 23% kể từ năm ngoái. Đây là mức tăng lớn nhất trong hai năm.
https://vtc.vn/lau-nam-goc-trung-quoc-co-hon-500-dau-dan-hat-nhan-ar828307.html