Lúc còn là thiếu nữ, Thanh Chiếu đã làm thơ, thơ của nàng phần lớn viết về nét bình dị, lý thú của cuộc sống, với điệu vần trong sáng, tình cảm tự nhiên trong phong cảnh xinh tươi, hữu tình. Bà được mệnh danh là “Thiên cổ đệ nhất tài nữ” của Trung Hoa cổ đại.
Lý Thanh Chiếu (1084 –1151), hiệu Dị An cư sĩ, là nữ tác gia nổi tiếng của đời Tống – Trung Quốc. Theo đánh giá của nhà văn Lâm Ngữ Đường – một trong những học giả phê bình uy tín, Lý Thanh Chiếu được suy tôn là nữ thi nhân bậc nhất Trung Hoa.
Lý Thanh Chiếu là tài nữ hiếm có thời cổ đại Trung Quốc, nàng giỏi thư, họa, am hiểu khắc chữ, tinh thông thơ từ. Các tác phẩm từ của nàng vô đối một thời, lưu truyền thiên cổ, được ca ngợi là “Từ gia nhất đại tông” (Bà tổ của từ khúc).
Lý Thanh Chiếu- người được mệnh danh là Trung Hoa đệ nhất tài nữ. (ảnh minh họa).
Từ khúc của nàng chia làm thời kỳ đầu và thời kỳ sau. Thời kỳ đầu phần lớn viết về cuộc sống du nhàn, thường miêu tả về tình yêu, cảnh vật tự nhiên, vẻ đẹp của vần điệu. Thời kỳ sau phần lớn than thở thân thế, nhớ quê hương, hoài cổ, tình cảm bi thương.
Nhân cách cũng như các tác phẩm của nàng làm cho người ta sùng kính: Nàng vừa có đức tính hiền thục của nữ nhi, lại có đức tính cương nghị của bậc tu mi nam tử, vừa có lòng cảm khái phẫn thế của người thường, lại có đủ lòng yêu nước cao thượng. Nàng không chỉ có tài hoa trác việt, học vấn uyên thâm, mà còn có lý tưởng cao xa, hoài bão hào hùng. Các tác phẩm từ của nàng bút lực phóng khoáng, phong cách hào sảng hồn hậu, đã tạo lên một ngọn cờ riêng độc đáo trên từ đàn đời Tống, từ đó có ảnh hưởng lớn đến các từ nhân như Tân Khí Tật, Lục Du và các từ nhân hậu thế. Thành tựu nghệ thuật kiệt xuất của cô được các văn nhân đời sau ca ngợi và đánh giá rất cao.
Lý Thanh Chiếu là nữ tác gia hiếm có trong lịch sử văn học cổ đại Á Đông, tư tưởng yêu nước thể hiện trong các tác phẩm của nàng một mặt đại diện cho đông đảo phụ nữ cổ đại Á Đông quan tâm đến quốc sự, yêu tổ quốc, mặt khác để cho người đời sau thấy được thế giới tình cảm của nữ giới cổ đại Á Đông. Hơn nữa, nàng còn giành được một chỗ đứng cho phụ nữ trong đông đảo các tác gia yêu nước. Không chỉ có vậy, Lý Thanh Chiếu còn khai sáng dòng chảy đầu tiên các sáng tác yêu nước của nữ tác gia, để lại cho hậu thế một mẫu mực huy hoàng của người phụ nữ yêu nước, đặc biệt có ảnh hưởng to lớn đối với sáng tác văn học của phụ nữ hiện đại.
Hàng Châu, Việt Châu, Đài Châu, Kim Hoa...là những vùng miền nàng đã lần lượt trải qua, nàng sống một mình trong cảnh cô tịch, khốn đốn cho đến khi già yếu rồi qua đời. (ảnh minh họa).
Lý Thanh Chiếu có các trước tác “Dị An cư sỹ văn tập”, “Dị An từ”…, nhưng đã lâu không truyền. Các tập thơ văn hiện nay còn lại là do người đời sau thu góp lại, có “Thấu ngọc từ” 1 quyển, “Thấu ngọc tập” 5 quyển. Tác phẩm tiêu biểu có “Thanh thanh mạn”, “Nhất tiễn mai”, “Như mộng lệnh”, “Túy hoa âm”, “Vũ Lăng xuân”, “Hạ nhật tuyệt cú”…
Vốn sinh ra trong một gia đình quyền quý nhưng cuộc đời của Lý Thanh Chiếu lại là một chuỗi bấp bênh và phiêu bạt. Năm 18 tuổi, nàng kết hôn với thái học sinh Triệu Minh Thành, con trai Tể tướng Triệu Đĩnh, là một nhà khảo chứng kim thạch học nổi tiếng, làm nên mối nhân duyên tốt đẹp nhất thời Bắc Tống. Hai vợ chồng đều am hiểu khoa học văn chương, cùng nhau chuyên tâm vào nghiên cứu, sưu tập, chỉnh lý các tác phẩm, vô cùng tâm đầu. Tuy nhiên, sự gắn bó chẳng được lâu, một thời gian sau, Triệu Minh Thành phải đi làm quan ở nơi xa. Lý Thanh Chiếu không thể đi theo, nàng cảm thấy vô cùng cô đơn, buồn tẻ. Điều này đã ảnh hưởng đến những sáng tác của Thanh Chiếu giai đoạn này, đầy nặng nỗi cô đơn, ly biệt, nặng trĩu nỗi buồn trong tình yêu.
Sau này, khi đoàn tụ thì chiến tranh tàn phá, năm Tĩnh Khang (1127) thời Bắc Tống, quân Kim thế mạnh, đánh chiếm Khai Phong, bắt giữ cả hai vua nhà Tống là Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông. Cứ thế, Nam bắc Hoàng Hà lần lượt rơi vào tay quân Kim, nhiều quan lại trong triều đình nhà Tống phải chạy xuống phía nam, trong đó bao gồm vợ chồng Lý Thanh Chiếu.
Trong lúc loạn lạc, Triệu Minh Thành nhận được lệnh làm thái thú Hồ Nam, nhưng trên đường đi nhậm chức thì bị cảm và mất ở Kiến Khang. Chồng nàng ốm mất mà quân Kim cứ tràn xuống tấn công, khiến nàng và nhà Tống nay đây mai đó. Nước mất, nhà tan, từ ấy, cuộc sống của nàng bắt đầu khốn khổ, thân gái đơn côi dặm trường, phiêu bạt càng khiến tâm hồn nàng trở nên đau khổ, nên đã sáng tác rất nhiều tác phẩm bày tỏ sầu bi trong bối cảnh ảm đạm này. Hàng Châu, Việt Châu, Đài Châu, Kim Hoa... là những vùng miền nàng đã lần lượt trải qua, nàng sống một mình trong cảnh cô tịch, khốn đốn cho đến khi già yếu rồi qua đời.
Vì sao hoàng đế nhà Thanh không chọn mỹ nhân làm vợ? Trong hai tiêu chuẩn chọn tú nữ thời Thanh không hề nhắc đến hai từ “xinh đẹp”. Vì sao lại có quy định kỳ lạ ... |
Ghê sợ chiêu đánh ghen "người thành lợn" của Hoàng hậu Trung Hoa Người lợn là một hình phạt nặng nề nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa mà người đời sau từng biết đến. Người thực ... |
Ai là nam hoàng hậu duy nhất của Trung Hoa cổ đại? Hàn Tử Cao (538-567) chính là “nam hậu“ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. |