Năm xưa nếu Lưu Bị có được sự phò tá của mưu sĩ cùng chung chí hướng này, nhiều khả năng vị quân chủ họ Lưu ấy đã có thể hoàn thành đại nghiệp, thay đổi lịch sử.

Nhìn lại mấy ngàn năm lịch sử Trung Hoa, không hề quá lời khi nhận định rằng giai đoạn Tam Quốc được coi là thời kỳ có nhiều mưu sĩ nhất.

Trong số những bậc quân sư lúc bấy giờ, nổi danh hàng đầu phải kể tới trụ cột của tập đoàn chính trị Thục Hán – Gia Cát Lượng. Nhiều người còn cho rằng nhân vật này là đệ nhất mưu sĩ Tam Quốc.

Nhưng thực tế danh hiệu đệ nhất mưu sĩ của giai đoạn này thuộc về một nhà quân sư đại tài khác. Đó chính là Tuân Úc – vị mưu sĩ hàng đầu từng phụng sự dưới trướng Tào Tháo.

Vị mưu sĩ được Tào Tháo hết lời ca ngợi và cái chết bí ẩn

muu si gioi hon ca gia cat luong khien luu bi ca doi tiec nuoi

Hình tượng của trung thần nhà Hán Tuân Úc được tái hiện trên phim ảnh. (Ảnh: Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010).

Tuân Úc (163 – 212), tự Văn Nhược, là mưu sĩ có tài từng giúp Tào Tháo gây dựng sự nghiệp thời Tam Quốc.

Năm xưa, dưới trướng của Tào Tháo có rất nhiều mưu sĩ, trong đó Tuân Úc là đại quân sư đứng đầu những nhân tài này.

Sự trọng dụng của quân chủ họ Tào đối với Tuân Úc là minh chứng rõ ràng nhất khẳng định tài năng xuất chúng của ông.

Chưa dừng lại ở đó, thế lực lớn mạnh của phe cánh Tào Tháo cũng chính là thành quả do vị mưu sĩ này đem lại.

Có lần, Tào Tháo đã từng dùng bốn chữ "Ngộ chi Tử Phòng" để tán dương Tuân Úc, cũng có hàm ý ví ông như Trương Lương.

Trương Lương vốn là mưu sĩ nổi danh hàng đầu trước thời kỳ Tam Quốc, thậm chí còn được xếp vào hàng Hán sơ Tam kiệt.

Từ lời tán dương đầy thâm ý này, có thể thấy rõ Tào Tháo vô cùng coi trọng tài năng của Tuân Úc.

muu si gioi hon ca gia cat luong khien luu bi ca doi tiec nuoi

Tuân Úc nắm giữ vai trò quan trọng không thể thay thế trong sự nghiệp chính trị của Tào Tháo. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Điều đáng nói nằm ở chỗ, Tuân Úc vốn giữ chức Thượng thư lệnh dưới triều Đông Hán, luôn một lòng hướng về triều đình. Ngay từ ban đầu, ông chấp nhận phò tá Tào Tháo vì tin tưởng lòng trung thành của người này đối với Hán thất.

Nào ngờ sau khi vây cánh lớn mạnh, Tào Tháo một mực muốn tạo lập giang sơn của riêng mình. Cũng bởi lý do này mà Tuân Úc và Tào Tháo bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn.

Tới năm 212, Tào Tháo dâng biểu lên Hán Hiến Đế đề nghị điều Tuân Úc đi lĩnh quân ở huyện Tiêu với chức vụ Quang lộc đại phu tham thừa tướng quân sự.

Trên thực tế, hành động này có mục đích loại bỏ vai trò Thượng thư lệnh trong triều đình của mưu sĩ họ Tuân.

Cũng trong năm ấy, Tuân Úc lĩnh chức lên đường. Không lâu sau đó, ông qua đời một cách bí ẩn ở tuổi 50.

Về cái chết của nhân vật này, không ít người cho rằng đây có lẽ là chiêu bài của Tào Tháo nhằm loại bỏ thẳng tay vị mưu sĩ không còn cùng chung chí hướng với mình.

Bỏ lỡ Tuân Úc - nuối tiếc cả đời của Lưu Bị

Mỗi khi nhắc về cuộc đời và chí hướng của Tuân Úc, nhiều người không khỏi tiếc nuối cho rằng: Nếu năm xưa người mà vị quân sư đại tài ấy phò tá là Lưu Bị, chuyện Thục Hán nhất thống thiên hạ chắc chắn nằm trong lòng bàn tay.

Giả thiết này nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Bởi Lưu Bị vốn biết cách dùng người, Tuân Úc tài năng có thừa, lại thêm việc hai người luôn cùng chung chí hướng phục hưng nhà Hán.

Chỉ tiếc rằng hoàn cảnh năm xưa đã buộc Lưu Bị phải bỏ phí mất một mưu sĩ đại tài, cũng khiến cho vị quân chủ này vĩnh viễn không thể hoàn thành giấc mộng thống nhất thiên hạ.

Vào những năm cuối thời Đông Hán, Lưu Bị chỉ từng giữ chức Hiệu úy nhỏ nhoi. Tuân Úc căn bản chưa từng nghe qua tên tuổi của người này.

Hơn nữa khi đó danh tiếng của Tào Tháo từ sớm đã vang xa, tài năng có dịp được bộc lộ, lại tỏ chí hướng phò tá Hán thất. Đối với Tuân Úc mà nói, Tào Tháo chính là sự lựa chọn hợp lý nhất vào thời điểm ấy.

Chính vì sự thua kém về danh tiếng và thực lực nên Lưu Bị đã bỏ lỡ mưu sĩ Tuân Úc trong những buổi đầu gây dựng sự nghiệp.

muu si gioi hon ca gia cat luong khien luu bi ca doi tiec nuoi

Bỏ lỡ Tuân Úc có thể coi là điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời Lưu Bị. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Vậy Tuân Úc rốt cục mạnh tới mức nào? Tại sao lại nói nếu có được vị mưu sĩ này, Lưu Bị chắc chắn có thể nhất thống thiên hạ?

Muốn kiểm chứng năng lực của quân sư họ Tuân ấy, chỉ cần nhìn vào sự bành trướng thế lực của Tào Tháo là đủ.

Trước khi nhận được sự phò tá của Tuân Úc, Tào Tháo chẳng qua chỉ là một chư hầu nhỏ, trong tay sở hữu vẻn vẹn 5 ngàn tân binh.

Trong trận chiến chinh phạt Đổng Trác, hầu hết binh lực của Tào Tháo đã bị tiêu diệt, thế lực suýt chút nữa lâm vào cảnh không gượng dậy nổi.

Sau đó nhờ có sự giúp sức từ Tuân Úc, thế lực của Tào ngày càng bành trướng. Chẳng bao lâu sau, vị quân chủ này đã trở thành nhân vật có thể phân cao thấp cùng Viên Thiệu.

Điều này cho thấy Tuân Úc đóng vai trò vô cùng trọng yếu đối với sự nghiệp của Tào Tháo.

muu si gioi hon ca gia cat luong khien luu bi ca doi tiec nuoi

Tài năng và mạng lưới quan hệ rộng lớn của Tuân Úc đã giúp Tào Tháo nhanh chóng bành trướng thế lực. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Cũng có người cho rằng, Tào Tháo trở nên hùng mạnh không phải chỉ dựa vào công lao của một mình Tuân Úc, bởi vị quân chủ này có trong tay không ít quân sư.

Trong đội ngũ mưu sĩ đồ sộ của Tào Tháo, không thể không kể tới 5 đại mưu sĩ là Tuân Úc, Tuân Du, Trình Dục, Quách Gia, Giả Hủ.

Tuân Du, Quách Gia vốn là do Tuân Úc tự mình tiến cử. Giả Hủ quy hàng sau khi Tào đánh bại Trương Tú. Còn Trình Dục phò tá chủ yếu vì danh tiếng của vị quân chủ này.

Như vậy, phân nửa trong số các đại mưu sĩ của Tào Tháo đều có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với Tuân Úc.

Hơn nữa, bản thân Tuân Úc từng giữ vai trò là người lãnh đạo của tập đoàn sĩ tộc Dĩnh Xuyên. Vào những năm cuối thời Đông Hán, Dĩnh Xuyên là địa phương sản sinh ra nhiều nhân tài nhất.

Cũng nhờ vào thế lực và mạng lưới quan hệ của vị đại mưu sĩ ấy, Tào Tháo mới có được vô số nhân tài dưới sự tiến cử từ Tuân Úc.

Có thể nói, nếu trước kia không có Tuân Úc, chưa chắc chúng ta đã có một Tào Tháo hùng mạnh sau này.

muu si gioi hon ca gia cat luong khien luu bi ca doi tiec nuoi

Không có Tuân Úc, Tào Tháo chưa chắc đã có được thế lực hùng mạnh tới vậy. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Vì vậy, nếu Tuân Úc lựa chọn phò tá Lưu Bị, diễn biến của thời đại Tam Quốc chắc chắn sẽ phát sinh hai biến hóa kinh thiên động địa có thể làm thay đổi lịch sử:

Thứ nhất, không có Tuân Úc bên cạnh, ắt sẽ không có chuyện Tào Tháo quật khởi, địch thủ lớn nhất của Lưu Bị sẽ không tồn tại.

Thứ hai, một khi có sự phò tá của Tuân Úc, Lưu Bị sẽ sở hữu trong tay vô số nhân tài. Hơn nữa với danh phận tôn thất nhà Hán, lại không bị Tào Tháo cản trở, vị quân chủ họ Lưu có thể danh chính ngôn thuận thống nhất thiên hạ.

Chỉ tiếc rằng cuộc đời vốn không có "nếu như". Và sự thật là Lưu Bị đã bỏ lỡ Tuân Úc, cũng bỏ lỡ cơ hội hoàn thành giấc mộng nhất thống thiên hạ.

Cho nên, không có được sự phò tá của Tuân Úc có thể coi là điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời Lưu Bị.

muu si gioi hon ca gia cat luong khien luu bi ca doi tiec nuoi Giải mã thời Tam quốc: Lưu Bị - dũng mưu gồm đủ, văn võ song toàn?

Đằng sau nhân nghĩa, còn có một Lưu Bị dũng mưu gồm đủ, văn võ song toàn. Có như thế Thục chủ mới đủ sức ...

muu si gioi hon ca gia cat luong khien luu bi ca doi tiec nuoi Vì sao Lưu Bị không chọn Trương Phi làm thị vệ?

Trương Phi là đại tướng trong Ngũ hổ tướng, tuy tình thân như thủ túc, nguyện sống chết có nhau nhưng không phải người Lưu ...

muu si gioi hon ca gia cat luong khien luu bi ca doi tiec nuoi Mãnh tướng số 1 nhà Thục Hán, vượt xa Quan Vũ là ai?

Nhân vật sở hữu kỳ tích "lấy một chọi mười" này từng là một ái tướng được Lưu Bị rất mực trọng dụng.

/ http://danviet.vn