Sau chiến tranh, đã có hơn 1.600 nhà khoa học và các kỹ sư của phát xít Đức được di chuyển đến Hoa Kỳ
Ảnh: Werner von Braun và các tướng lĩnh của Quân đội Đức, tháng 2-1941 / Ảnh: Bundesarchiv / wikimedia |
Sau khi Đức chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, các nước đồng minh, đặc biệt là Mỹ, bắt đầu ráo riết săn lùng công nghệ của Đức.
Trung tướng Erich Schneider – kỹ sư, đồng thời là nhà sử học quân sự của Đức cho rằng: những nước thuộc phe chiến thắng đã chiếm giữ khoảng 346.000 bằng phát minh của Đức. Theo ông ta, hầu hết các bằng sáng chế có giá trị nhất đã được chở đến Hoa Kỳ.
"Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp của tất cả các cơ quan nghiên cứu khoa học nhà nước và thậm chí của cả tư nhân đều bị tịch thu, và các tài liệu trên không thể tính bằng số lượng trang mà phải tính bằng đơn vị tấn.
Đúng là hàng tấn tài liệu đã bị tịch thu - Erich Schneider đã viết – Chính cơ sở nghiên cứu trung ương Wright Field (bang Ohio - Mỹ) tiết lộ đã chuyên chở từ Đức về Mỹ "bộ sưu tập những tài liệu khoa học bí mật" có tổng trọng lượng lên đến 1,5 nghìn tấn".
Đặc biệt, các dự án nghiên cứu tên lửa phòng không siêu thanh "Rheintochter" và "Foyerlili" của Trung tâm khoa học thuộc công ty "Rheinmetall-Borsig" (Düsseldorf) cũng đã bị thu giữ.
Trong khi đó, "Rheintochter" là loại tên lửa 2 tầng được phân bố theo tiết diện ngang và dùng nhiên liệu rắn đầu tiên trên thế giới.
Đây cũng là lần đầu tiên, hệ thống khí động học "con vịt" được áp dụng, và sau này đã trở thành khuôn mẫu cho loại tên lửa phòng không có điều khiển.
Về những sản phẩm của công ty "Rheinmetall-Borsig" có thể đánh giá dựa trên kết quả quân sự cụ thể. Ví dụ như: loại bom dẫn đường dạng tàu lượn SD-1400 X có trọng lượng 1.450 kg, được thiết kế bởi Tiến sĩ M. Kramer, ngày 09/9/1943 đã tiêu diệt chiếc thiết giáp hạm "Roma" có trọng lượng giãn nước 46.508 tấn của Ý.
bom dẫn đường SD-1400 X |
Điều thú vị là các nghiên cứu khoa học của Đức trong lĩnh vực định vị dựa trên sự phát ra ánh sáng, bức xạ hồng ngoại và dựa vào radio định vị. Nhà sử học Schneider cho rằng nguồn dự trữ trong lĩnh vực này là rất lớn. Đó chính là điểm mà người Mỹ đang "đi trước thế giới" trong lĩnh vực vũ khí có độ chính xác cao.Đó là lý do tại sao Erich Schneider, dựa trên những dữ liệu của Kramer và Maier đã cho rằng tính đến thời điểm cuối chiến tranh, người Đức đã đạt được những thành công mang tính đột phá trong việc điều khiển tự động các đầu đạn và tên lửa kết hợp với "các thiết bị định vị và đầu nổ mới"Kỹ sư Irma Meyer nói rằng, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Đức đã đánh chìm khoảng 400 nghìn tấn trọng tải của hải quân Anh và Mỹ bằng các loại vũ khí điều khiển từ xa, trong đó có dựa vào mối "liên lạc vô tuyến giữa đầu đạn với máy bay điều khiển"
Trong quá trình săn lùng chất xám của Đức với quy mô lớn, các cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện ra các dự án hạt nhân của Đức.
Một loạt sự kiện đã chỉ ra một cách hùng hồn rằng nếu không có sự hợp tác của Bormann với phía Mỹ thì sứ mệnh của "Alsos" sẽ khó lòng thực hiện được.
Tất cả điều này, cũng giống như dự án tuyệt mật "The Bell", cho đến giờ vẫn còn ẩn dưới bức màn tuyệt mật, và chỉ có nhà báo Ba Lan Igor Witkowski và nhà văn quân đội Anh Nicholas Cook mới động chạm nhẹ tới câu chuyện bí hiểm này.
Theo quan điểm của họ, các nhà khoa học của Đức, cũng giống như quân lính và tướng lĩnh của quân đội Đức, đều mang trong mình động cơ mong muốn tạo ra một nước Đức vĩ đại, vì thế mà họ đã đạt được những kết quả tuyệt vời.
Giả sử Hồng quân Liên Xô không đánh bại quân đội của Hitler vào năm 1945, thì bản đồ của thế giới giờ đây đã khác, Nicholas Cook tin chắc như vậy.
Bom dẫn đường SD-1400 X đánh trúng tàu tuần dương «USS Savannah» trong chiến dịch quân đồng minh đổ bộ xuống Salerno, Italy. |
Điều này cũng chỉ ra rằng giữa phát xít Đức và người Mỹ đã có những thỏa thuận bí mật đặc biệt.Tiêu biểu là sau chiến tranh, một số nhà vật lý người Đức đã bắt tay hợp tác với các trung tâm khoa học của Mỹ với những điều kiện rõ ràng là để tạo ra những vũ khí mang tính chất thống trị thế giới, tuy nhiên, giờ đây họ đã làm việc cho những ông chủ khác.
Nói chung, việc tịch thu các tài liệu khoa học và công nghệ bí mật và đưa các nhà khoa học Đức ra đi nằm trong khuôn khổ của chiến dịch “Paperclip” - (chiến dịch cái kẹp giấy), do công ty JIOA – một cơ quan hoạt động tình báo tiến hành.
Quân phát xít Đức đã xâm lược Liên Xô thế nào? Ngày 22.6.1941 phát xít Đức bất ngờ mở chiến dịch Barbarossa, huy động khoảng 4,5 triệu quân tấn công Liên Xô dọc theo gần 2.900km ... |
Sức mạnh Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin Hôm nay 9.5, Nga tổ chức lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ nhân kỷ niệm 73 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc ... |