"Da trên cánh tay trái của tôi từ vai đến các đầu ngón tay cứ lột ra như miếng giẻ rách... Nơi này đã biến thành biển lửa, chẳng khác nào như địa ngục".

Khoảng 74.000 người chết khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nagasaki. Ảnh tư liệu

Ông Sumiteru Taniguchi, một nạn nhân sống sót qua vụ nổ bom nguyên tử ở thành phố Nagasaki vào năm 1945 và sau này trở thành nhà hoạt động kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân nổi tiếng, vừa qua đời ở tuổi 88.

Ông Taniguchi qua đời vì ung thư tại một bệnh viện ở Nagasaki vào ngày 30.8, theo Nihon Hidankyo, nhóm đại diện những người sống sót sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945.

Nạn nhân bom nguyên tử Sumiteru Taniguchi là nhà hoạt động kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân nổi tiếng, từng được đề cử giải Nobel Hòa Bình. Trong ảnh, ông đang cầm tấm ảnh chụp chính ông nửa năm sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nagasaki. Ảnh: Mainichi

Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima vào ngày 6/8/1945, khiến khoảng 140.000 người thiệt mạng. Ba ngày sau, Mỹ tiếp tục thả quả bom hạt nhân thứ 2 xuống Nagasaki, khiến 74.000 người chết, theo AFP. Hầu hết nạn nhân là

Ở thời điểm Nagasaki bị ném bom, ông Taniguchi chỉ mới 16 tuổi và đang ở cách tâm vụ nổ đến khoảng 1,8 km, nhưng vẫn phải chịu nhiều vết bỏng khủng khiếp ở sau lưng và cánh tay trái. “Đột nhiên, sau khi thấy luồng ánh sáng như cầu vồng từ đằng sau, tôi bị sức nổ mạnh thổi bay và đập mình xuống đất", ông Taniguchi kể lại trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin AFP năm 2015.

"Khi tỉnh dậy, da trên cánh tay trái của tôi từ vai đến các đầu ngón tay cứ lột ra như miếng giẻ rách. Tôi quờ tay ra sau lưng thì thấy áo của mình đã biến mất, trên tay tôi chỉ còn những mảnh da bỏng nhầy nhớt. Nhiều thi thể cháy đen, nhiều người kêu cứu từ những tòa nhà bị sập… Nơi này đã biến thành biển lửa, chẳng khác nào như địa ngục”, ông nói.

Ông Taniguchi đã ở trong bệnh viện khoảng 3 năm 6 tháng để điều trị vết bỏng và trở thành một trong số ít nạn nhân bom nguyên tử được thế giới biết đến sớm nhất sau khi quân đội Mỹ công bố hình ảnh ông hồi phục.

Ông Sumiteru Taniguchi cho thấy những vết bỏng trên lưng mình. Ảnh: AP

Ông Taniguchi sau đó trở thành nhà hoạt động kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân nổi tiếng, nhiều lần chia sẻ trải nghiệm của mình ở Nhật và nước ngoài, và từng được đề cử nhận giải Nobel Hòa Bình.

“Tôi muốn các thế hệ sau nhớ rằng vũ khí hạt nhân sẽ không bao giờ cứu loài người. Mong chờ chiếc ô hạt nhân sẽ bảo vệ chúng ta chỉ là ảo tưởng”, ông Taniguchi chia sẻ với AFP vào năm 2013.

TP.Nagasaki trở thành mục tiêu ném bom nguyên tử của Mỹ vào ngày 9/8/1945 chỉ vì mục tiêu ban đầu, TP.Kokura, đã bị mây che phủ.

Quả bom nổ đã gây hậu quả tức thời và thảm khốc, tàn phá 1/3 thành phố, giết hại hàng nghìn người ngay lập tức và gây ra cái chết của rất nhiều người sau đó vì các bệnh liên quan đến phóng xạ.

Vài ngày sau đó, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên việc Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản vẫn là đề tài gây tranh cãi cho đến nay.

Sự thật kinh hoàng về vũ khí hạt nhân
Không phải Triều Tiên, đây mới là quốc gia khiến Mỹ đau đầu nhất


(http://thanhnien.vn/the-gioi/nan-nhan-bom-nguyen-tu-noi-tieng-qua-doi-871097.html)

/ Văn Khoa/Thanh Niên