Là nữ Hoàng đế quyền lực nhất các triều đại Trung Hoa, tài giỏi và vô cùng tàn bạo, trong suốt những năm trị vì, Võ Tắc Thiên đã sủng hạnh không ít đàn ông. Thế nhưng nắm cả giang sơn trong tay, người đàn bà quyền lực này tới cuối đời vẫn không có được người đàn ông mình thầm yêu mến này.

Người đàn ông xuất chúng với biệt danh "Thanh thiên đại lão gia"

Địch Nhân Kiệt tự là Hoài Anh, vốn là người Thái Nguyên, Bính Châu, nay là Khu Nam, Thái Nguyên. Ông sinh ra trong một gia đình danh giá có truyền thống làm quan. Ông nội là Địch Hiếu Tư từng giữ chức Thượng thư Tả thừa dưới thời Đường Thái Tông, cha cũng làm tới chức Thứ sử Quỳ Châu.

Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra là một người tài năng xuất chúng. Từng bị kẻ xấu vu khống bắt giam vào ngục nhưng Địch Nhân Kiệt không hề phải chịu tội mà còn được một vị quan chứng minh sự trong sạch và đề bạt làm Pháp tào Tham quân ở Bính Châu.

nguoi dan ong khien vo tac thien ca doi nuoi tiec

Được ví như “viên ngọc quý dưới đáy biển”, Địch Nhân Kiệt đã dùng chính tài năng của mình để phục vụ cho triều đình. Ảnh minh hoạ.

Được ví như “viên ngọc quý dưới đáy biển”, Địch Nhân Kiệt đã dùng chính tài năng của mình để phục vụ cho triều đình. Từ chỗ bị kẻ xấu hãm hại tưởng chết, ông đã được đề bạt vào vị trí Pháp tào Tham quân ở Bính Châu rồi tới Đại Lý Thừa nắm toàn bộ đại quyền hình pháp của quốc gia.

Nắm vị trí quyền cao chức trọng trong tay, ông đã xử lý nghiêm minh, giải oan cho hàng vạn người bị án oan, xử lý toàn bộ những vụ án tồn đọng. Khả năng phá án như thần khiến người ta còn gọi Địch Nhân Kiệt với cái tên “Thanh thiên đại lão gia”.

Sau khi được thăng chức lên làm Độ chi Lang trung (một chức vụ lớn về cai quản ngân khố quốc gia), Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên trong một lần ra ngoài chơi đã cử Địch Nhân Kiệt chịu trách nhiệm tổ chức chuyến du ngoạn.

Tuyến đường du ngoạn vốn phải đi qua Đố nữ từ (miếu thờ người đàn bà hay đố kỵ), một nơi vẫn được người dân đồn rằng, ai mặc quần áo diêm dúa đi qua nhất định sẽ gặp rủi. Thấy vậy một vị quan đã hạ lệnh gấp rút xây dựng một con đường mới vòng qua Đố nữ từ.

Song Địch Nhân Kiệt biết vậy liền nói rằng: “Thiên tử tuần du, thần gió sẽ tới quét sạch bụi, thần mưa sẽ tới rửa sạch đường. Hà cớ gì phải tránh một mụ đàn bà hay đố kỵ?”. Đường Cao Tông biết chuyện liền dành lời khen: “Địch Nhân Kiệt quả là một đại trượng phu”.

Câu nói của ông vừa có thể tán dương bậc quân vương, lại giúp người dân thoát khỏi lao dịch. Điều này khiến người ta thêm ngưỡng mộ tài năng xuất chúng của ông. Tuy nhiên, sự tài năng của ông cũng khiến không ít kẻ xấu ganh tỵ, tìm cách hãm hại.

Qua bao biến cố, ông từng có lúc bị bắt giam vì bị tố mưu phản song cuối cùng, Võ Tắc Thiên vẫn tin vào sự trung thành của ông. Địch Nhân Kiệt dược tha khỏi tội chết nhưng bị giáng chức xuống làm một huyện lệnh.

Tình đơn phương của người đàn bà quyền lực dành cho "quốc lão"

Thế nhưng thời gian ông làm quan huyện chưa lâu thì Võ Tắc Thiên đã phải nhanh chóng triệu hồi và giao cho ông chức vụ Thống soái khi người Khiết Đan quấy nhiễu vùng Hà Bắc. Với tài lãnh đạo xuất chúng của Địch Nhân Kiệt, quân Khiết Đan đã nhanh chóng bị dẹp loạn.

Để thưởng cho công lao của ông, Võ Tắc Thiên đã cho ban một áo bào tía cùng hai mươi chữ vàng do tự tay mình viết và một đai rùa.

nguoi dan ong khien vo tac thien ca doi nuoi tiec

Võ Tắc Thiên không gọi Địch Nhân Kiệt bằng tên như các đại thần khác mà thường xuyên gọi ông là "quốc lão" một cách thân mật. Ảnh minh hoạ.

Với tính tình ngay thẳng, khi làm tới chức Tể tướng, Địch Nhân Kiệt thậm chí còn dám đấu khẩu với nữ Hoàng đế quyền lực Võ Tắc Thiên. Song sự tín nhiệm và lòng tin mà vị nữ Hoàng đế này dành cho ông lại là duy nhất, không một vị đại thần nào sánh bằng.

Theo sử sách chép lại, Võ Tắc Thiên không gọi Địch Nhân Kiệt bằng tên như các đại thần khác mà thường xuyên gọi ông là "quốc lão" một cách thân mật. Tuổi đã cao nên nhiều lần Địch Nhân Kiệt muốn cáo lão về quê nhưng đều không được Võ Tắc Thiên đồng ý.

Trong triều đình, ông cũng được ban cho những ngoại lệ đặc biệt. Ngay cả khi gặp Võ Tắc Thiên, Địch Nhân Kiệt cũng không phải quỳ lạy mình. "Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau", Võ Tắc Thiên nói.

Thậm chí, sợ Địch Nhân Kiệt tuổi đã cao, Võ Tắc Thiên ban chỉ: "Nếu không phải là việc quốc gia đại sự thì không được phiền tới Địch tiên sinh".

Năm Cửu Thị thứ nhất, tức năm 700 sau Công Nguyên, không may bệnh cũ tái phát nên Địch Nhân Kiệt đã qua đời. Võ Tắc Thiên khi đó đã vô cùng đau lòng mà khóc rằng: "Từ nay triều đường sẽ trở nên trống trải. Ông trời sao lại nỡ cướp đi quốc lão của ta".

nguoi dan ong khien vo tac thien ca doi nuoi tiec

"Từ nay triều đường sẽ trở nên trống trải. Ông trời sao lại nỡ cướp đi quốc lão của ta". Ảnh minh hoạ.

Các tài liệu lịch sử vẫn không hề nêu rõ mối quan hệ giữa hai người này, song theo sự phỏng đoán, việc sủng tín và trân trọng một vị đại thần chỉ có thể xuất phát từ tình yêu Võ Tắc Thiên dành cho Địch Nhân Kiệt.

Có lẽ, sự tài năng xuất chúng của Địch Nhân Kiệt đã khiến người đàn bà quyền lực như Võ Tắc Thiên phải nể phục và mến mộ. Song dù Võ Tắc Thiên công khai hay ngấm ngầm bày tỏ tình cảm của mình, Địch Nhân Kiệt đều một lòng cự tuyệt.

nguoi dan ong khien vo tac thien ca doi nuoi tiec Vì sao Thái Bình công chúa không kế nghiệp Võ Tắc Thiên?

Thái Bình công chúa có nhiều tham vọng chính trị và nhiều mưu mô giống mẹ, nhưng bà không thể xưng danh hoàng đế như ...

nguoi dan ong khien vo tac thien ca doi nuoi tiec Vì đâu Võ Tắc Thiên tru di cả họ vị trung thần một lòng phò tá bà?

Cách đây 1300 năm trước, Diêm Thức Vi, một đại trung thần có công phò tá Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng hậu và trở ...

nguoi dan ong khien vo tac thien ca doi nuoi tiec Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Cùng tìm hiểu những câu chuyện kể về sự tàn nhẫn và độc ác của Võ Tắc Thiên – nữ hoàng đế duy nhất trong ...

/ http://danviet.vn