Diễn ra trong 8 ngày, từ 17.9 tới 25.9.1944, chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất trong lịch sử nhân loại có một khởi đầu như trong mơ nhưng lại kết thúc đầy thảm hại.
Chiến dịch đổ bộ đường không mang tên Market Garden được diễn ra vào cuối năm 1944, là một trong các nỗ lực của Mỹ và Đồng Minh nhằm chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ hai trước Giáng sinh năm 1944. Nguồn ảnh: WWII.
Phía Mỹ và đồng minh gần như tung mọi thứ họ có vào chiến dịch này và chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng. Địa điểm được lựa chọn cho cuộc đổ bộ là Hà Lan và một phần lãnh thổ phía tây nước Đức. Nguồn ảnh: Warhistory,
Mục tiêu là áp sát được sông Rhine và chiếm được những cây cầu bắc ngang qua sông Meuse - một trong những nhánh chính của sông Rhine. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong chiến dịch nhảy dù lớn nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai này, tổng cộng phía Đồng minh đã tung vào chiến trường 41.600 lính dù, kèm theo đó là một sư đoàn xe thiết giáp, hai sư đoàn bộ binh và thêm một lữ đoàn thiết giáp dự phòng. Nguồn ảnh: Historymil.
Toàn bộ hơn 4 vạn lính dù được thả xuống Hà Lan bằng không vận, để có thể chở đủ tiếp tế và phương tiện hậu cần cho những người lính này, một kế hoạch chưa từng có trong lịch sử chiến tranh đã được vạch ra, đó là sử dụng tàu lượn hạ cánh xuống những cánh đồng rộng mênh mông ở Hà Lan, mang theo xe thiết giáp nhẹ, xe jeep, pháo, đạn và nhu yếu phẩm. Nguồn ảnh: Meseum.
Những tàu lượn này được buộc đuôi vào phía sau các máy bay vận tải C-47. Điểm đáng nói ở đây đó là các phi công điều khiển tàu lượn đều là lính dù, họ chỉ được huấn luyện lái tàu lượn trong thời gian ngắn nên gần như pha hạ cánh nào cũng có... tổn thất. Nguồn ảnh: Hollandmil.
Tham chiến trong chiến dịch này có phần lớn binh lính dù từ Anh và Mỹ. Ngoài ra, còn có một lực lượng lớn quân đội của chính quyền lưu vong Ba Lan và sự hỗ trợ từ dưới mặt đất của những người lính kháng chiến Hà Lan. Nguồn ảnh: Operation.
Tàu lượn hạ cánh ở phía dưới trong khi những người lính dù được thả kín trời từ các phi cơ C-47. Nguồn ảnh: 1944.
Gần như không một tàu lượn nào của quân Đồng Minh còn lành lặn sau những pha hạ cánh của các phi công "tay mơ" vốn xuất thân là lính dù. Tuy nhiên, sáng kiến này lại cực kỳ hữu hiệu vì ít nhất quân đồng minh dưới mặt đất cũng có đầy đủ phương tiện và vũ khí để chiến đấu "sòng phẳng" với phát xít Đức. Nguồn ảnh: Blablo.
Chiến dịch Market Garden được coi là thất bại sau khi quân Đồng Minh không thể hoàn thành mục tiêu đánh chiếm được các cây cầu qua sông Meuse và sông Rhine, quân Anh thậm chí còn bị đánh bật ra khỏi vị trí và phải rút lui hoàn toàn. Nguồn ảnh: History.
Phía Mỹ và Anh gần như đã tung "tất tay" vào trận chiến cuối cùng này. Bằng chứng là sau khi thất bại, phải chờ mãi tới tháng 3 năm 1945, một chiến dịch quân sự lớn khác của Đồng minh phương Tây mới tiếp tục được mở ra. Ảnh: Cảnh tượng những tàu lượn của lính dù Mỹ và Anh hạ cánh khắp lãnh thổ Hà Lan. Nguồn ảnh: Armymil.
Tổng cộng trong toàn chiến dịch, Đồng minh đã chịu khoảng 17.200 thương vong, 88 xe tăng bị phá hủy kèm theo đó là 144 máy bay vận tải đã bị bắn hạ. Nguồn ảnh: Armymil.
Trong khi đó, đổi lại thương vong của phía phát xít là cực kỳ ít ỏi, chỉ khoảng từ 3300 tới 13.300 lính thương vong (không rõ số liệu chính xác) kèm theo 30 xe tăng bị hạ và 159 máy bay bị bắn rơi (chủ yếu do phòng không Đức bắn hạ do nhầm lẫn). Nguồn ảnh: Armymil.
Cho tới tận thời điểm hiện tại, chiến dịch Market Garden vẫn được coi là chiến dịch đổ bộ đường không quy mô lớn nhất của nhân loại. Tuy nhiên, với thất bại thảm hại của nó, có lẽ không bao giờ chiến thuật này sẽ lại được sử dụng lại với một quy mô lớn như vậy nữa. Nguồn ảnh: Armymil.
4 dự án \'siêu vũ khí\' chết yểu của phát xít Đức Hitler từng ra lệnh phát triển nhiều vũ khí mang tính đột phá để thay đổi cục diện Thế chiến II nhưng đều thất bại. |
Giờ phút cáo chung của phát xít Đức trong CTTG 2 Ngày 8.5.1945, quân Đồng minh cùng Hồng Quân Liên Xô giải phóng hoàn toàn Berlin - xào huyệt cuối cùng của Đức quốc xã chấm ... |