Năm 1971, giáo sư tâm lý học Mỹ Philip Zimbardo tiến hành thí nghiệm nhằm trả lời câu hỏi: sự tàn bạo là do bản tính con người hay do môi trường.  

Thí nghiệm có tên "Nhà tù Stanford", được tài trợ bởi Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ, diễn ra tại Đại học Stanford vào tháng 8/1971. Cuộc thử nghiệm cũng nhằm tìm hiểu các tác động tâm lý mà cái gọi là quyền lực đưa đến với con người.

Nhóm nghiên cứu đo lường tác động của việc nhập vai, gắn nhãn và kỳ vọng xã hội đối với hành vi của các cai ngục trong khoảng thời gian hai tuần.

Trước khi thí nghiệm diễn ra, Zimbardo giả thiết rằng hành vi chịu tác động của hoàn cảnh hơn là do tính cách bẩm sinh. Để chứng minh giả thiết, ông chọn các sinh viên để đóng vai tù nhân hoặc lính canh trong môi trường nhà tù mô phỏng.

nha tu stanford thi nghiem tam ly hoc tan bao trong lich su
Bối cảnh Thí nghiệm nhà tù Stanford, được dựng lại từ bộ phim cùng tên. Nguồn: Prison Movies

24 tình nguyện viên được lựa chọn trên tiêu chí khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm lính canh và tù nhân với số người bằng nhau. Các lính canh được lệnh không lạm dụng thể xác tù nhân và được cấp kính râm phản chiếu để ngăn mọi giao tiếp mắt. Các tù nhân đã bị "bắt giữ" bởi cảnh sát thật và giao cho nhóm tiến hành thí nghiệm trong một nhà tù giả ở tầng hầm một tòa nhà thuộc khuôn viên trường Stanford.

Các sinh viên đóng giả tù nhân sau đó phải chịu sự đối xử tồi tệ y như tù nhân thực sự theo mô phỏng môi trường của một nhà tù ngoài đời thực. Zimbardo tạo ra một "bầu không khí áp bức" nhanh chóng, mỗi tù nhân được bắt mặc một "chiếc váy" như bộ đồng phục và mang xích khóa quanh mắt cá chân, sau đó bị đặt vào các tình huống khiến họ mất phương hướng, suy sụp tinh thần hoặc mất nhân cách. Các cai ngục giám sát tù nhân rất chặt chẽ. Tất cả người tham gia được quan sát và quay video bởi các nhà thí nghiệm.

Chỉ trong ngày thứ hai bị tù, các tù nhân đã tổ chức một cuộc nổi loạn. Lính canh sau đó phải xây dựng một hệ thống các phần thưởng và hình phạt để quản lý tù nhân. Trong bốn ngày đầu tiên, ba tù nhân bị sang chấn tâm lý đến mức họ được thả ra. Trong quá trình thí nghiệm, một số lính canh trở nên tàn nhẫn và chuyên chế, trong khi một số tù nhân trải qua các cảm giác ghê tởm, áp lực và tuyệt vọng.

Zimbardo dự định thí nghiệm diễn ra trong hai tuần, nhưng vào ngày thứ sáu nó đã chấm dứt do sự "ngược đãi tù nhân tăng cao đến mức báo động". Tiến sĩ Christina Maslach được đưa vào chương trình để thực hiện các cuộc phỏng vấn với cai ngục và tù nhân. Cô phản đối mạnh mẽ khi chứng kiến các tù nhân bị cai ngục lạm dụng.

nha tu stanford thi nghiem tam ly hoc tan bao trong lich su
Zimbardo đã nghiên cứu thí nghiệm trong nhiều năm.

Thí nghiệm nhà tù Stanford ngay lập tức bị phê phán vì phương pháp và đạo đức. Zimbardo thừa nhận trong suốt thí nghiệm, đôi khi ông cảm thấy mình giống như một giám thị trại giam hơn là nhà tâm lý học nghiên cứu. Zimbardo sau đó tuyên bố "những áp lực xã hội và sự ngẫu nhiên mang tính hoàn cảnh" của thí nghiệm đã khiến cho những người đóng vai lính canh cư xử tồi tệ. Tuy nhiên, nhiều người khác cho rằng mẩu quảng cáo đăng tuyển các tình nguyện viên cho thí nghiệm ngay từ đầu đã "thu hút những người có khuynh hướng độc đoán".

Thí nghiệm nhà tù Stanford về sau trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt bộ phim như Das Experiment (năm 2001) hay The Experiment (năm 2010). Năm 2015 bộ phim Thí nghiệm Nhà tù Stanford dựng lại chương trình với sự tham gia tích cực của Zimbardo, thể hiện rất sát với sự kiện thực tế.

Nguyễn Phương (Theo History)

nha tu stanford thi nghiem tam ly hoc tan bao trong lich su 5 sát nhân phụ nữ tàn bạo, khát máu nhất từ trước tới nay trong lịch sử
nha tu stanford thi nghiem tam ly hoc tan bao trong lich su Chân dung nữ “quái vật” tàn bạo nhất thời Đức quốc xã
nha tu stanford thi nghiem tam ly hoc tan bao trong lich su Tang lễ của "bố già" tàn bạo nhất nước Mỹ
nha tu stanford thi nghiem tam ly hoc tan bao trong lich su Tổng thống Trump than thở EU là đối tác thương mại "tàn bạo" với Mỹ

/ vnexpress.net