Việc kích hoạt sự chuyển hóa có thể giúp tăng cường sức chịu đựng trước căng thẳng, kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư, béo phì.
Ảnh minh họa. (Nguồn: scitechdaily)
Các nhà khoa học đã tìm thêm được nhiều bằng chứng cho thấy việc nhịn ăn đều đặn có thể kích hoạt quá trình trao đổi chất, qua đó tác động tích cực đến sức khỏe.
Theo báo cáo được đăng trên Tạp chí Y khoa New England ngày 25/12, việc tiêu thụ thức ăn trong 6 giờ, rồi nhịn ăn trong 18 giờ có thể kích hoạt việc chuyển hóa năng lượng từ glucose sang năng lượng từ ketone, đồng nghĩa với việc nguồn năng lượng của cơ thể sẽ được chuyển từ đường sang chất béo.
Việc kích hoạt sự chuyển hóa có thể giúp tăng cường sức chịu đựng trước căng thẳng, kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư, béo phì.
Tác giả công trình nghiên cứu, Giáo sư Khoa học Thần kinh Mark Mattson của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết hiện có hai hình thức nhịn ăn.
Một là hạn chế ăn trong khoảng thời gian nhất định vào các ngày. Hai là nhịn ăn hai ngày một tuần với lượng thức ăn nạp vào cơ thể chỉ ở mức 500-700 calorie trong những ngày "tuyệt thực."
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng lưu ý rằng trong bối cảnh đa số các nghiên cứu chỉ tập trung vào những người trẻ tuổi thừa cân và nhóm trung niên, sẽ cần nghiên cứu sâu thêm để kiểm chứng liệu việc nhịn ăn có giúp ích cho nhóm người còn lại trong dân số không.
Giáo sư Mattson nhấn mạnh các nhà nghiên cứu không thể nắm rõ được các cơ chế chuyển hóa, song với sự hỗ trợ của các bác sỹ, việc nhịn ăn đều đặn có thể là một phần của phong cách sống lành mạnh./.
5 kiểu nhịn ăn gián đoạn phổ biến Phương pháp nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định nên bạn cần tìm hiểu kỹ và lắng nghe cơ thể để nhận biết ... |
10 mẹo giúp nhịn ăn gián đoạn thành công Kiểu nhịn ăn gián đoạn phổ biến nhất là 16:8, cho phép ăn trong 8 tiếng, nhịn trong 16 tiếng nhằm mục tiêu chuyển hóa ... |