Kẽ hở trong công tác quản lý, điều hành, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hệ lụy không nhỏ trong việc cấp phép cho hoạt động tổ chức biểu diễn.

nhung sai pham cua cong ty tnhh ket noi a chau trong le hoi am nhac 7 nguoi chet

Như Dân Việt đã thông tin, ngay sau khi Lễ hội âm nhạc Du hành tới mặt trăng (Trip to the moon) nằm trong khuôn khổ Tuần lễ âm nhạc điện tử 2018 - Vietnam Electronic Weekend (VEW) thu hút hàng nghìn người tham dự đã làm 7 người tử vong, để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có trao đổi ngắn qua điện thoại với ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội xung quanh việc cấp phép biểu diễn. Ông cho biết: “Chương trình đã được cấp phép và đơn vị tổ chức chương trình cũng đã cam kết thực hiện đầy đủ việc chi trả bản quyền theo quy định của Luật. Trong thủ tục hành chính chỉ cần họ cam kết thực hiện đúng luật bản quyền là đủ điều kiện cấp phép”.

Tuy nhiên, khi đối chiếu với văn bản luật, chúng tôi nhận thấy: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”. Tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016), Khoản 2 Điều 7 quy định đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có trách nhiệm phải “Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan”; Khoản 1 Điều 9 quy định hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức biểu diễn quy định phải có “bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, các cá nhân, tổ chức, khi thực hiện chương trình phải có trách nhiệm phải “Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan”; Khoản 1 Điều 9 quy định hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức biểu diễn quy định phải có “bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

Song trên thực tế, khi chúng tôi nêu vấn đề với Giám đốc Sở VHTT Hà Nội rằng phía Công ty TNHH Kết nối Á Châu đã không thực hiện việc chi trả tiền tác quyền theo đúng luật định cũng như cam kết với Sở VHTT trong việc xin phép tổ chức biểu diễn, ông Tô Văn Động khẳng định: “Chúng tôi không có trách nhiệm kiểm tra việc đó. Nếu chương trình không thực hiện thì có nghĩa là họ sai, vì họ đã ký cam kết với Sở sẽ thực hiện đầy đủ. Vì vậy, nếu họ không thực hiện thì có thể đưa ra tòa”.

Những câu trả lời của Giám đốc Sở VHTT Hà Nội cho thấy kẽ hở trong công tác quản lý, điều hành, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hệ lụy không nhỏ trong việc cấp phép cho hoạt động tổ chức biểu diễn.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý đến đâu?

Trong buổi họp báo chiều 17.9.2018,ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội đã báo cáo về việc cấp phép cho lễ hội âm nhạc điện tử. Ông cho biết: “Đơn vị tổ chức chương trình là Công ty TNHH Kết nối Á Châu (Đống Đa, TP.Hà Nội) có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn thời trang, đã từng tổ chức nhiều chương trình nhạc trong và ngoài nước được Sở VHTT Hà Nội cấp phép. Công ty chưa từng bị xử lý vi phạm hành chính về biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn TP.Hà Nội.

Chương trình do 4 nghệ sĩ nước ngoài điều khiển âm nhạc không lời, gồm 2 nghệ sĩ quốc tịch Hà Lan, 2 nghệ sĩ Bắc Ailen, đã được cấp phép biểu diễn trong chương trình Đại nhạc hội Mùa thu 2018, tại Công viên nước Hồ Tây ngày 16.9”.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về tổ chức lễ hội âm nhạc nêu trên, xử lý nghiêm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20.9.2018.

Ông Trương Minh Tiến một lần nữa cũng khẳng định: “Tất cả các hoạt động đều phải được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật. Những chương trình có các yếu tố là người nước ngoài phải được UBND TP đồng ý. Trên địa bàn TP trong những năm vừa qua triển khai rất nghiêm, hầu như tất cả các chương trình phải được cấp phép. Sau sự cố, trước hết chấp hành chỉ đạo của UBND TP, tạm dừng cấp phép các loại hình tương tự. Sau khi có kết luận của cơ quan điều tra, mới tiếp tục xem xét, rút ra kinh nghiệm phối hợp chặt hơn nữa với các chương trình đại nhạc hội lớn với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và Công an TP”.

Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của Dân Việt: Cuối năm 2016, sau khi phát hiện công ty TNHH Kết nối Á Châu vi phạm tác quyền, phía VCPMC - đại diện không chỉ cho các tác giả, các chủ sở hữu quyền của Việt Nam mà còn đại diện cho các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả âm nhạc Quốc tế đã có công văn đề nghị có biện pháp xử lý đối với Công ty TNHH Kết nối Á Châu gửi Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Cục Bản quyền tác giả; Cục Nghệ thuật Biểu diễn; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Sở VHTT thành phố Hà Nội và yêu cầu Công ty TNHH Kết nối Á Châu thực hiện nghĩa vụ bản quyền âm nhạc chương trình biểu diễn âm nhạc đối với 3 chương trình: “Lễ hội âm nhạc hòa nhịp - Let’s Party mMusic Festival” tại Hưng Yên ngày 27.3.2016, lễ hội âm nhạc “Danang Electronic Carnival” tại Đà Nẵng ngày 11.06.2016, biểu diễn DJ “Martin Garrix” tại Ecopark Văn Giang, Hưng Yên vào ngày 18.9.2016.

Ngay sau đó, Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc với các cá nhân, tổ chức có liên quan và phía công ty TNHH Kết nối Á Châu phải làm việc với VCPMC. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, Công ty TNHH Kết nối Á Châu chỉ thực hiện trả tác quyền cho 1 chương trình “Let’s Party Music Festival”.

nhung sai pham cua cong ty tnhh ket noi a chau trong le hoi am nhac 7 nguoi chet

Riêng chương trình “Danang Electronic Carnival” (tổ chức ngày 11.06.2016 tại Đà Nẵng) VCPMC tiếp tục gửi văn bản đến Sở VHTT Đà Nẵng đề nghị xử lý vi phạm, đồng thời chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Phải 1 năm sau ngày tổ chức chương trình, mãi đến ngày 09.6.2017, đơn vị phối hợp tổ chức với Công ty TNHH Kết Nối Á Châu là Công ty Phong Việt mới chịu trả tiền tác quyền thêm cho 1 chương trình này.

Tránh né nghĩa vụ trả tiền tác quyền âm nhạc

Sau đó, Công ty TNHH Kết nối Á Châu còn tiếp tục thực hiện một loạt các chương trình biểu diễn khác nhưng vẫn tiếp tục tránh né, không xin phép và không trả tiền tác quyền âm nhạc như:

-Chương trình VINAPHONE SPIN AWARDS ngày 20.5.2017 tại Ecopark Văn Giang, Hưng yên do VNPT VinaPhone cùng với Công ty TNHH Kết nối Á châu tổ chức;

-Chương trình “đại nhạc hội eMBee Music Connection”ngày 09.12.2017 tại Sân vận động Mỹ Đình do ngân hàng MB cùng với Công ty TNHH Kết nối Á Châu tổ chức.

Liên tiếp cho đến nay, công ty TNHH Kết nối Á Châu vẫn tiếp tục vi phạm, không thực hiện chi trả tác quyền theo quy định của pháp luật, mặc dù phía VCPMC đã có công văn yêu cầu làm việc nhưng đơn vị tổ chức không có sự hợp tác.

nhung sai pham cua cong ty tnhh ket noi a chau trong le hoi am nhac 7 nguoi chet

Trước khi diễn ra Lễ hội âm nhạc Du hành tới mặt trăng (Trip to the moon) nằm trong khuôn khổ Tuần lễ âm nhạc điện tử 2018 - Vietnam Electronic Weekend (VEW), VCPMC đã có công văn số 939 ngày 31.8.2018 đến Sở VHTT Hà Nội; Công văn số 942 ngày 11.9.2018 đến Cục NTBD Nghệ thuật biểu diễn và Công văn số 943 ngày 11.9.2018 đến Phòng Văn hóa và Thông tin Quận Tây Hồ đề nghị hỗ trợ, trong việc nhắc nhở đơn vị tổ chức biểu diễn, nghiêm túc thực hiện việc xin phép và trả tiền tác quyền âm nhạc theo quy định của pháp luật", song không có hồi âm.

Điều rất lạ, năm 2016, khi xẩy ra sự cố vụ việc vi phạm, có sự vào cuộc của Thanh tra Bộ VHTTDL, phía Công ty TNHH Kết nối Á Châu đã buộc phải thanh toán tiền tác quyền (1 chương trình). Còn hiện tại thì sao?

Câu hỏi này xin dành cho các nhà quản lý văn hóa, đặc biệt là đơn vị chịu trách nhiệm cấp phép biểu diễn trong chương trình này là Sở VHTT Hà Nội.

Cũng sau vụ việc vi phạm tác quyền vào năm 2016 của Công ty TNHH Kết Nối Á Châu với sự vào cuộc của Thanh tra Bộ VHTTDL, Công ty này vẫn liên tiếp cố ý vi phạm về tác quyền đối với các chương trình biểu diễn âm nhạc sau đó, đầy công khai và thách thức, đặc biệt là chương trình âm nhạc “Trip to the Moon” ngày 16.9.2018 vừa qua. Như vậy, lỗ hổng quản lý nằm ở đâu? Câu trả lời nằm ở chính các cơ quan quản lý nhà nước, ở công tác thực thi pháp luật và cả trách nhiệm trong việc ban hành các chính sách pháp luật liệu có phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước Quốc tế hay chưa.

Nhân sự việc này, chúng tôi sẽ thông tin tiếp về một Dự thảo Nghị định liên quan đến hoạt động biểu diễn, tiềm ẩn những hệ lụy và lỗ hổng trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả nếu như Dự thảo này được phê chuẩn.

nhung sai pham cua cong ty tnhh ket noi a chau trong le hoi am nhac 7 nguoi chet Phó Chủ tịch Hà Nội giải thích việc đi thăm bệnh nhân sốc ma tuý trong lễ hội nhạc điện tử

Trong chiều tối qua và sáng nay, trên mạng xã hội đã chia sẻ rất nhiều hình ảnh Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ...

nhung sai pham cua cong ty tnhh ket noi a chau trong le hoi am nhac 7 nguoi chet Làm sao ngăn chặn sử dụng chất kích thích tại lễ hội âm nhạc?

Quản lý chất kích thích như rượu, bia, ma túy, chất thức thần... tại các lễ hội âm nhạc là vấn đề khiến không ít ...

nhung sai pham cua cong ty tnhh ket noi a chau trong le hoi am nhac 7 nguoi chet 7 người chết ở Lễ hội âm nhạc: Đua đòi và a dua

Trong các lễ hội âm nhạc với ánh sáng, âm thanh lớn sẽ khiến giới trẻ phấn chấn, khó kiểm soát hành vi. Họ dễ ...

nhung sai pham cua cong ty tnhh ket noi a chau trong le hoi am nhac 7 nguoi chet Những vụ \'sốc thuốc\' chết người chấn động tại các lễ hội âm nhạc

Khi “phê”, khả năng người dùng chất kích thích bị lạm dụng tình dục, dẫm đạp, tấn công bằng vũ lực... thậm chí tự sát ...

nhung sai pham cua cong ty tnhh ket noi a chau trong le hoi am nhac 7 nguoi chet BTC lễ hội âm nhạc hồ Tây lần đầu thông báo về vụ 7 khán giả tử vong

Công ty Connected Agency cho biết ban tổ chức đang phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra về vụ việc 7 thanh ...

/ Dân Việt