Một nhóm nhà khảo cổ tìm thấy chất lỏng được cho là "thuốc trường sinh" trong bình đồng chôn dưới ngôi mộ thời Tây Hán cách đây 2.000 năm.
Chất lỏng tìm thấy trong mộ có màu vàng và tỏa ra hương rượu. Ảnh: Long Room.
Các nhà khảo cổ tìm thấy chiếc bình bằng đồng trong ngôi mộ của gia đình quý tộc nhà Tây Hán (từ năm 202 trước Công nguyên đến năm 8), đựng 3,5 lít chất lỏng pha chế để tạo "thuốc trường sinh", Long Room hôm qua đưa tin. Theo Shi Jiazhen, viện trưởng Viện Khảo cổ và Di sản văn hóa Lạc Dương, nơi khai quật khu mộ, đây là lần đầu tiên thuốc trường sinh trong truyền thuyết được tìm thấy ở Trung Quốc.
"Chất lỏng trong bình có giá trị lớn đối với nghiên cứu về những nỗ lực của người Trung Quốc cổ đại nhằm đạt tới sự bất tử và quá trình tiến hóa của nền văn minh Trung Quốc", Shi nhận xét.
Lúc đầu, các nhà khảo cổ học cho rằng chất lỏng tìm thấy có thể là rượu bởi nó tỏa ra hương thơm của rượu. Một lượng lớn vò đất sét sơn màu, đồ trang trí ngọc bích và đồ tạo tác bằng đồng được khai quật từ ngôi mộ có diện tích 210 m2. Hài cốt của chủ nhân ngôi mộ cũng được bảo quản tốt.
Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm hé lộ thành phần chủ yếu của chất lỏng là kali nitrat và alunite. Những chất này không độc nhưng thường được sử dụng trong thuốc trừ sâu, phân bón và nhiên liệu đẩy tên lửa.
Các trường hợp quan viên và hoàng đế uống thuốc độc để trường sinh không hiếm gặp trong lịch sử Trung Quốc. Trường hợp nổi tiếng nhất là Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng tin chắc bạc thủy ngân là vị thuốc trường sinh ông hằng tìm kiếm và chết vì uống chất độc này.
Ai Cập phát hiện mộ cổ chứa 50 xác ướp, bao gồm cả trẻ em Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết các nhà khảo cổ nước này đã phát hiện một ngôi mộ chứa 50 xác ướp có từ ... |
Phát hiện lăng mộ cổ chứa 5 hầm bí mật tại Ai Cập Các nhà khảo cổ tìm thấy lăng mộ được xây dựng cách đây hơn 4.000 năm của một thầy tu có địa vị cao. |