Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh,:“Việc xây dựng lộ trình hạn chế xe máy phải xác định rất kỹ, nghiên cứu kỹ để phù hợp với điều kiện hạ tầng, điều kiện khả năng vận tải công cộng và yêu cầu của người dân ở từng khu vực”.

Chiều 9/7, một số lãnh đạo UBNB, Sở, ngành của Hà Nội đã trả lời chất vấn của các đại biểu tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP.Hà Nội ở những vấn đề quan trọng.

Cấm xe máy vào nội đô phải nghiên cứu rất kỹ

Trả lời tại nhóm nội dung liên quan đến Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố", ông Nguyễn Thế Hùng- Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, đây là công việc được TP xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. TP đã chỉ đạo đồng bộ, giải quyết tổng thể các vấn đề, vừa phát triển hạ tầng, vừa phải lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch khác.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, lĩnh vực này nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân và quá trình thực hiện phải được lồng ghép, đồng bộ với các chương trình, nhiệm vụ khác của TP.

Đặc biệt là việc phát triển quy hoạch về hạ tầng giao thông phải gắn với quy hoạch đô thị cũng như quy hoạch vận tải; phấn đấu đưa tỷ lệ đất dành cho giao thông lên tiệm cận tiêu chuẩn đặt ra. Tăng cường đầu tư đổi mới phương tiện vận tải theo hướng thân thiện với môi trường và có ứng dụng công nghệ cao.

pho chu tich ha noi noi ve lo trinh han che xe may

Ông Nguyễn Thế Hùng- Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội.

Theo ông Hùng, rất đáng mừng, sau 2 năm thành phố đã giảm được 14 “điểm đen”, hiện chỉ còn 27/41 điểm cần xử lý.

“Việc giải quyết 1 điểm đen ùn tắc là rất phức tạp, muốn làm được phải đồng bộ rất nhiều giải pháp, cần quyết tâm rất lớn. Vì vậy công tác tổ chức giao thông phải rất hợp lý và linh hoạt” - Phó Chủ tịch UBND Hà Nội nói.

Bên cạnh đó, ông Hùng cho rằng ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường đang là thách thức, diễn biến phức tạp cho thành phố. Đặc biệt mỗi năm Hà Nội tăng 200.000 người, kèm theo phương tiện gây sức ép lớn cho hạ tầng, giao thông của thành phố.

Do đó, các biện pháp giảm phương tiện cá nhân, dù còn có nhiều vấn đề phải tiếp tục hoàn chỉnh thêm, vì là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến hoạt động của người dân và các lĩnh vực khác nhưng vẫn tiếp tục phải làm.

Ông Hùng thông tin, Hà Nội đang tiếp tục xây dựng đề án giao thông thông minh, bản đồ giao thông trực tuyến, trang bị thiết bị đầu cuối giám sát hành trình phương tiện...

“Việc xây dựng lộ trình hạn chế xe máy phải xác định rất kỹ, nghiên cứu kỹ để phù hợp với điều kiện hạ tầng, điều kiện khả năng vận tải công cộng và yêu cầu của người dân ở từng khu vực”, ông Hùng nhấn mạnh.

Chưa có giải pháp chặn “xe dù bến cóc”

Liên quan đến việc rà soát, thống kê các phương tiện giao thông trên địa bàn, trả lời câu hỏi của các đại biểu, Giám đốc Công an TP.Hà Nội, Trung tướng Đoàn Duy Khương cho biết, kết quả rà soát đối với xe ô tô hết niên hạn cho thấy, hiện nay, TP có 9.036 xe. Lực lượng chức năng đã gửi thông báo đến chủ phương tiện với 7.200 trường hợp.

Đối với xe máy niên hạn 30 năm, hiện TP có 43.446 xe; trên 40 năm là 10.532 xe, trên 50 năm là 479 xe.

pho chu tich ha noi noi ve lo trinh han che xe may

Giám đốc Công an TP. Hà Nội -Trung tướng Đoàn Duy Khương trả lời chất vấn.

Trên cơ sở rà soát theo hồ sơ đăng ký, Công an TP. Hà Nội nhận thấy, đối với xe máy, khi chủ phương tiện có vi phạm đến mức phải tạm giữ, với xe có niên hạn 30, 40 năm, đa số chủ phương tiện đều bỏ xe do giá trị phương tiện thấp hơn cả mức phạt.

Từ thực trạng trên, Công an TP. Hà Nội đề xuất với UBND TP tập hợp để thanh lý hoặc hủy đối với những phương tiện này. Đối với 7.200 trường hợp đã thông báo đến chủ phương tiện, hầu hết chủ phương tiện không đến.

Qua nắm tình hình, Công an TP.Hà Nội phát hiện, nhiều trường hợp chủ phương tiện đã bán xe cho người khác, có trường hợp chủ phương tiện mới đã chuyển hóa thành hình thức xe vận tải khác để hoạt động ở các địa bàn khác gây khó khăn cho công tác quản lý.

Liên quan đến tình trạng xe khách tuyến cố định hoạt động sai hành trình, dừng đón trả khách không đúng quy định, ông Khương cho hay, đây là thực trạng nhức nhối trong việc đảm bảo trật tự văn minh đô thị.

“Lực lượng CSGT, phối hợp với Thanh tra GT, an ninh cơ sở đã thực hiện nhiều giải pháp từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đến giáo dục cá biệt đối với cơ sở, xí nghiệp, chủ phương tiện, lái xe để không thực hiện hành vi bắt khách dọc đường, chạy sai luồng, tuyến”, ông Khương nói.

Đặc biệt, khi Công an TP. Hà Nội làm ráo riết, xuất hiện hình thức mới là xe chạy tuyến cố định biến tướng thành xe hợp đồng, đón khách tận nhà gây, khó khăn cho cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự văn minh đô thị.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng CSGT Công an TP. Hà Nội đã phát hiện, xử lý trên 4.000 trường hợp xe khách vi phạm, chủ yếu là dừng, đỗ xe trái quy định, mở cửa khi xe đang chạy, chở quá số người, đón trả khách không đúng nơi quy định...

pho chu tich ha noi noi ve lo trinh han che xe may

Ông Nguyễn Đức Chung: Có thể cấm xe máy ở Hà Nội trước năm 2030

Chủ tịch Hà Nội khẳng định, nếu giao thông công cộng phát triển tốt lên, Hà Nội có thể cấm xe máy trước năm 2030.

pho chu tich ha noi noi ve lo trinh han che xe may

Đề nghị cấm xe máy: Giá xe các hãng giảm sâu, doanh số giảm mạnh

Quý I/2019, giá bán xe máy giảm nhưng không “cứu nổi” doanh số, đầu tháng 4, giá xe máy của hãng Honda đã có dấu ...

/ danviet.vn