Trên những chuyến bay dài, hành khách không phải là những người duy nhất cần được nghỉ ngơi mà tiếp viên hàng không và cả phi công cũng cần phải có. Vậy phi công có được phép ngủ khi máy bay đang ở trên trời?

Tất cả chúng ta đều biết công việc chính của mỗi phi công là lái máy bay. Nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi khi bắt gặp phi công đang điều khiển chuyến bay của mình ngủ ngon lành trong cabin. Chúng ta thường nghĩ rằng phi công luôn phải ở buồng lái 100% khi chuyến bay khởi hành đến lúc hạ cánh an toàn.

Tuy nhiên thực tế có hơi chút khác biệt.

Các máy bay hiện đại ngày nay đều có chế độ lái tự động. Phi công chỉ cần “đụng tay” vào cần lái khi máy bay cất cánh và hạ cánh, tất nhiên là trong trường hợp mọi việc diễn ra suôn sẻ, không có bất kỳ sự cố gì.

Hành khách không cần phải lo lắng về khả năng phi công lơ là nhiệm vụ. Thực tế, họ được quyền chợp mắt nghỉ ngơi, không kể là chuyến bay ngắn hay dài. Khi muốn ngủ, cơ trưởng phải thông báo với phi hành đoàn, sau đó ra khỏi buồng lái, đến chỗ nghỉ ngơi theo quy định.

Quy định về việc nghỉ ngơi của phi công trong chuyến bay thay đổi theo từng quốc gia. Một số nước chấp nhận tổ bay có thời gian nghỉ khi máy bay hoạt động, số khác thì không.

Ví dụ, Mỹ không cho phép phi công ngủ trong chuyến bay, nhưng ở châu Âu một phi công - hoặc cả hai - có thể chợp mắt khi đang bay.

Nhiều chuyến bay dài có áp dụng phi công bay tăng cường. Thường thì có 2 phi công thay phiên nhau, có những chuyến bay, hãng sẽ bố trí đến 3-4 phi công, tùy chặng đường bay.

Theo quy định, phi công không nên ngủ quá 45 phút, để tránh tình trạng rơi vào giấc ngủ quán tính. Việc nghỉ ngơi của phi công trên máy bay chỉ là để giải quyết tình huống mệt mỏi của họ trong quá trình bay dài.

Đa số các máy bay cao cấp đều bố trí chỗ nghỉ ngơi cho phi công. Hầu hết, phòng ngủ bí mật thường được ẩn sau buồng lái, nơi hành khách không thể thấy.

Phi công có thể trèo lên chỗ ngủ thông qua những bậc thang nhỏ được thiết kế kín đáo, tránh xa tầm quan sát của hành khách. Giường của phi công khá rộng rãi và được bố trí hệ thống cách âm, nhằm đảm bảo sự yên tĩnh.

Trên hầu hết các loại máy bay, phòng ngủ bí mật thường được ẩn sau buồng lái, trên khoang hành khách đầu tiên, giống như chiếc Boeing 777 này.

Phòng nghỉ của phi công thay đổi theo mỗi thang máy và hãng hàng không. Một số phòng ngủ của phi công được trả lụa và có nhà vệ sinh riêng sạch sẽ và phi công không phải chờ đợi.

Trong khoang nghỉ trên những chiếc Boeing 777 của Air New Zealand, ghế của phi công có thể gập lại trong khi gường ngủ nằm ngay phía sau.
Nơi nghỉ ngơi của phi công trên chiếc Boeing 767 của hãng Condor Airlines là những chiếc ghế riêng ở khoang hạng nhất.
Trên máy bay Airbus A380 của Singapore Airlines, giường ngủ của phi công được thiết kế hiện đại, với những tiện nghi sang trọng và thoải mái.
Caption
Phòng ngủ của phi công trên chiếc Airbus A380 của hãng hàng không Lufthansa (Đức).
Các giường có thể được xếp lên nhau như giường tầng giống chiếc máy bay A380 của Malaysia này.
Người hùng phi công Mỹ qua đời
Trường đào tạo phi công có giải được cơn khát nhân sự cho ngành hàng không?
Vì sao phi công không bao giờ dùng suất ăn giống hành khách?

/ vietnamnet.vn