Hơn 3 năm qua, việc phá dỡ phần sai phạm tại công trình này vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc trong dư luận
Tại cuộc tiếp xúc cử tri vào ngày 18-6, trả lời về việc xử lý sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực (quận Ba Đình, Hà Nội), ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho biết: "Thời gian tới, chúng tôi sẽ cương quyết cưỡng chế phần sai phạm của tòa nhà này".
Sai phạm tràn lan
Cụ thể sai phạm tại công trình 8B Lê Trực là từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so khối đế, song chủ đầu tư (CĐT) xây thẳng đến mái; phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m phải giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía Tây nhưng CĐT không giật cấp nên làm tăng diện tích sàn xây dựng.
Công trình cao đến đỉnh tum thang là 53 m, nếu làm đúng giấy phép. Thực tế, CĐT đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2 nhưng CĐT đã xây dựng tăng thêm trên 6.000 m2. Công trình vi phạm cả ở tầng hầm, thậm chí còn lấn ra vỉa hè.
Báo cáo của UBND TP Hà Nội cho biết từ tháng 10-2016, các đơn vị liên quan đã hoàn thành việc phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19) và hiện vẫn đang nghiên cứu phương án xử lý tiếp theo.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, TP Hà Nội đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc xử lý sai phạm ở công trình này, trong đó có việc xử lý cán bộ vi phạm và cưỡng chế tầng 19 của tòa nhà.
Ông Chung cũng cho hay ngoài dự án nhà 8B Lê Trực, CĐT này còn có 3 công trình khác trên địa bàn Hà Nội tại số 93 Lò Đúc, 302 Cầu Giấy, 102 Trường Chinh và đều có sai phạm nên TP đã chuyển hồ sơ của 3 dự án ở Cầu Giấy, Trường Chinh và Lê Trực sang cơ quan công an để điều tra.
Công trình 8B Lê Trực sai phạm nhiều năm vẫn chưa xử lý dứt điểm
Kiên quyết cưỡng chế
Trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cho hay vi phạm ở tòa nhà 8B Lê Trực thì trách nhiệm thuộc chính quyền TP Hà Nội. Tuy nhiên, có phát sinh từ quá trình cưỡng chế liên quan việc ảnh hưởng công năng sử dụng của các công trình nên Bộ Xây dựng sẵn sàng hỗ trợ nếu UBND TP đề nghị.
UBND quận Ba Đình cũng vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội báo cáo kết quả khảo sát, kiểm định phục vụ thiết kế phá dỡ giai đoạn 2 (tầng 17 và 18) tòa nhà 8B Lê Trực. Kết quả này đưa ra 2 phương án xử lý phần ngọn tòa nhà căn cứ theo đánh giá do Viện Khoa học và Công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) lập. Phương án 1 sẽ phá dỡ tầng 17 và 18. Sau phá dỡ, có khả năng phải gia cố dầm tầng 3 và dầm biên của các tầng trên, do các dầm này đã bị nứt và phải chịu thêm tải trọng phát sinh trong quá trình phá dỡ. Phương án 2 là xây bịt các căn hộ tầng 17 và 18 không cho sử dụng nhưng vẫn để lối thoát hiểm lên sân thượng và tầng mái. Phương án 2 được cho là bảo đảm an toàn nhất cho công trình cũng như người sử dụng sau này nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu phần công trình sai phạm không được sử dụng.
Sai đến đâu, cưỡng chế đến đó Luật sư Trương Anh Tú, Công ty TAT Law Firm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), cho rằng pháp luật đã quy định rõ nếu công trình nào sai phạm thì cơ quan chức năng sẽ cho thời gian nhất định để CĐT tự phá dỡ, nếu không chấp hành thì cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế, sai phạm đến đâu cưỡng chế đến đó. CĐT phải biết những điều đó chứ không thể cư xử theo kiểu "cùn" được! |
Phật tử sám hối bảy ngày trước khi làm lễ 'trục vong' Vào phòng làm lễ trục vong, phật tử phải gửi tất cả đồ đạc ở ngoài, không được quay phim, chụp ảnh. |
Vụ 8B Lê Trực: Cắt ngọn thêm 2 tầng, tập hợp hồ sơ chuyển công an UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình phá dỡ phần sai phạm tại dự án ... |
Bài và ảnh: BẠCH HUY THANH