Kết quả rà soát GS.PGS tiếp tục được dư luận quan tâm khi có tới 41 ứng viên đã được công nhận nhưng bị “rớt đài” sau khi thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng.
Nghịch lý nhức nhối là chúng ta đang “lạm phát” về chức danh GS.PGS và học vị tiến sĩ (TS), nhưng vị trí quốc gia trên bản đồ khoa học quốc tế lại quá mờ nhạt. Kết quả công bố khoa học quốc tế của chúng ta yếu kém, tụt hậu so với nhiều quốc gia trong khu vực. Rất ít bằng sáng chế được công nhận. Phát minh cũng rất nghèo nàn. GS.PGS ngày càng tăng vùn vụt, trong khi tỷ lệ sinh viên ra trường không tìm được việc làm ngày càng cao…
Những bức xúc nói trên đã tạo ra làn sóng nghi ngờ về chất lượng của đội ngũ TS.GS.PGS nước ta. Cần làm rõ có hay không việc tùy tiện, dễ dãi, tiêu cực trong quy trình xét hồ sơ công nhận chức danh GS.PGS, trong đào tạo và cấp bằng tiến sĩ.
41 vị bị “rớt đài” chức danh GS.PGS vừa qua chỉ qua kết quả rà soát về mặt kỹ thuật (chủ yếu thiếu minh chứng về giờ dạy, một số ít về giáo trình), chứ chưa đi sâu vào những tiêu chí thuộc về đẳng cấp, chất lượng khoa học của các ứng viên.
Ví dụ, tiêu chí rất quan trọng, có ý nghĩa nền tảng là ngoại ngữ (thông thạo một ngoại ngữ và giao tiếp được bằng tiếng Anh) cũng chưa được tổ chức sát hạch một cách chặt chẽ. Theo TS Hồ Bất Khuất, giảng viên Đại học Vinh, nếu tổ chức sát hạch ngoại ngữ thực chất, “20% tân PGS, GS không dám tham gia, 30% như "gà mắc tóc".
Trong văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát hoạt động bổ nhiệm GS.PGS cũng đề cập lo ngại về chất lượng ứng viên (không có đủ sách hoặc bài báo khoa học, không có đủ thời gian giảng dạy, nghiên cứu khoa học...); một số thành viên hội đồng có rất ít (thậm chí không có) công bố nghiên cứu khoa học quốc tế so với các ứng viên.
Nếu rà soát sâu vào các tiêu chí thuộc về chất lượng khoa học của ứng viên, chắc chắn sẽ phát hiện nhiều ứng viên yếu kém. Việc này sẽ đụng chạm đến nhiều thành viên hội đồng có chức sắc, nhiều ứng viên có vị thế xã hội, đến danh dự nhiều giảng viên đại học.
Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp quyết liệt, thì căn bệnh háo danh, tự thỏa mãn của nhiều người không thể trị dứt điểm, nền khoa học quốc gia càng tụt hậu, tạo ra nhiều hệ lụy rất xấu.
Việc trước mắt có thể làm là thay đổi các tiêu chí, quy trình xét công nhận chức danh GS.PGS và quy trình đào tạo TS theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, chú trọng đẳng cấp và chất lượng khoa học; “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” (chỉ cần chất lượng, không cần nhiều) ngăn chặn, triệt tiêu các hành vi tiêu cực, gian dối.
41 ứng viên bị rớt: Cần loại bỏ GS “nghiệp dư” Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử giáo dục, có đến 41 ứng viên bị loại khỏi danh sách GS, PGS sau khi ... |
Hoàn tất rà soát GS, PGS: Nhiều ứng viên rớt \'chuyến tàu vét\' Việc rà soát GS, PGS đã kết thúc vào ngày 31/3 với việc có thêm nhiều ứng viên trong số 94 ứng viên phải rà ... |
Chính khách không nhất thiết là giáo sư Bộ Giáo dục và Đào tạo chiều 5-3 đã có báo cáo công khai kết quả rà soát GS, PGS theo chỉ đạo của Thủ ... |