Từ đêm 22 đến rạng sáng 23.4, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ được chứng kiến trận mưa sao băng Thiên Cầm (Lyrids). Đây là trận mưa sao băng trung bình nhưng có vệt băng rất dài và sáng.
Theo anh Vũ Thế Hoàng, Hội trưởng Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội, mưa sao băng Thiên Cầm hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher, được phát hiện năm 1861. Hàng năm, trận mưa sao băng này thường xuất hiện từ 16 - 25.4, đạt cực đại vào đêm 22, rạng sáng 23.4. Mặc dù tần suất ở thời điểm cực đại chỉ 20 - 30 sao băng/giờ, song trận mưa sao băng này có những vệt băng rất dài và sáng.
“Theo dự báo thời tiết, tại nhiều khu vực ở miền Bắc và Trung đều có thể quan sát trận mưa sao băng này. Dù ngắn nhưng người yêu thiên văn có thể tự quan sát bằng mắt thường mà không cần đến kính thiên văn hay bất cứ dụng cụ nào khác. Chỉ cần lựa chọn địa điểm thoáng, đủ rộng không bị cản trở bởi tầm nhìn là có thể quan sát tốt”, anh Hoàng nói.
Việc quan sát mưa sao băng Thiên Cầm sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh trăng. Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm khi chòm sao Thiên Cầm đã mọc trên cao.
Anh Vũ Thế Hoàng cho hay, địa điểm lý tưởng nhất để ngắm sao băng là các vùng núi, nông thôn. Đối với các thành phố lớn, những vùng ngoại thành không bị ô nhiễm ánh sáng và ô nhiễm không khí cũng là địa điểm tốt để ngắm mưa sao băng. Hướng quan sát sao băng là hướng đông.
Sau trận mưa sao băng này, sang tháng 5, người yêu thiên văn lại được chiêm ngưỡng mưa sao băng Bảo Bình, có tần suất 60 vệt sao băng/giờ ở thời điểm cực đại.
Sáng 13.8 mưa sao băng lớn nhất trong năm sẽ xuất hiện tại Việt Nam Vào lúc rạng sáng các ngày 12, 13.8, một hiện tượng kỳ thú của vũ trụ sẽ xuất hiện tại Việt Nam, đó là mưa ... |
Cực điểm mưa sao băng trùng với nguyệt thực vào cuối tháng 7 Cực điểm của mưa sao băng Delta Aquarids năm sẽ rơi vào 28-29/7, trùng với nguyệt thực, dù vậy tầm nhìn từ Việt Nam có ... |