Nhan sắc, tài năng cũng như những cuộc tình chấn động của các người đẹp này đã trở thành đề tài nóng của báo chí miền Nam suốt một thời kỳ.
Kiều Chinh (sinh năm 1937, tên thật là Nguyễn Thị Chinh) là một nữ diễn viên nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Bà đã từng tham gia các phim như Hồi chuông Thiên Mụ, Mưa rừng, Bão tình, Chiếc bóng bên đường, Hè muộn... Bà vừa là diễn viên chính và là người sản xuất bộ phim phản chiến Người tình không chân dung (1971).
Trong thập niên 1960, Kiều Chinh cũng xuất hiện trong nhiều cuốn phim của Mỹ. Sau năm 1975, Kiều Chinh sang định cư ở Mỹ và tiếp tục tham gia đóng phim. Năm 2012, bà trở lại với điện ảnh Việt Nam qua một vai diễn rất ấn tượng trong bộ phim Ngọc Viễn Đông.
Ca sĩ Kim Loan theo học nhạc sĩ Nguyễn Đức từ năm 8-9 tuổi, bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 1966 và nhanh chóng được chú ý bởi vẻ đẹp khá Tây. Vẻ đẹp ấy luôn sáng rực khi bước lên sân khấu.
Trong một lần giúp vui cho quân đội, Kim Loan lọt vào mắt xanh của Nguyễn Văn Thiệu. Sau đó, Kim Loan được các sĩ quan mai mối với Thiệu và trở thành vợ bé của Thiệu một cách hết sức bí mật được khoảng gần một năm.
Vợ Thiệu phát hiện và dọa sẽ cho người "thịt" tình địch, Thiệu hoảng sợ và bèn sắp xếp cho Kim Loan sang định cư ở Tây Đức. Sự nghiệp của ca sĩ - người đẹp chấm dứt vào năm 1969.
Người đẹp Nguyễn Thị Mai Anh là con gái thứ bảy trong một gia đình lương y truyền thống nổi tiếng ở thành phố Mỹ Tho. Là người Công giáo toàn tòng nhưng bà Mai Anh ảnh hưởng khá lớn nề nếp, gia phong của một gia đình phong kiến. Phong thái, cung cách ứng xử, phẩm hạnh của bà thể hiện rất rõ nét tinh hoa của Khổng giáo.
Năm 1951, Mai Anh cưới thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu. Cô không biết biết rằng 14 năm sau, chàng rể thiếu tá được thăng hàm trung tướng rồi đăng cơ Quốc trưởng, đứng đầu Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia rồi trở thành Tổng thống. Cô dâu Nguyễn Thị Mai Anh nết na, nhu mì thuở nào trở thành Đệ nhất phu nhân của miền Nam Việt Nam.
Xuất thân từ gia đình một ông hớt tóc nghèo hèn, ca sĩ Minh Hiếu nổi danh khắp miền Nam vì vừa có tài lẫn nhan sắc mặn mà hiếm có. Nhờ vẻ đẹp mong manh cuốn hút và giọng hát đắm say lòng người, cô nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng tại các phòng trà và là mục tiêu theo đuổi của không ít tay chơi khét tiếng.
Do giao du nhiều, đời tư của người đẹp này xảy ra rất nhiều biến động, được báo chí khai thác triệt để như vụ "đại úy Ngô Bằng cưỡng hiếp ca sỹ Minh Hiếu", vụ tự sát bằng cách uống nguyên một lọ hơn 20 viên thuốc ngủ Euquinol (nhưng được cứu sống kịp thời). Sau nhiều giai thoại tình trường, Minh Hiếu đã trở thành vợ của Vĩnh Lộc - người thuộc dòng dõi hoàng tộc Nguyễn, uy quyền không kém vua Bảo Đại.
Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng, sinh năm 1941 tại Hải Phòng, sau đó theo gia đình di cư vào Nam. Khi mới 16 tuổi, vượt qua hơn 2.000 cô gái đẹp khác, Nguyễn Kim Phụng đã đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển diễn viên của một hãng phim lớn tại Sài Gòn.
Sau cuộc thi này, cô bắt đầu lấy nghệ danh là Thẩm Thúy Hằng và được gửi sang Hong Kong dự lớp đào tạo diễn xuất ngắn ngày. Thẩm Thúy Hằng nhanh chóng trở thành nữ “minh tinh màn bạc” nổi tiếng, được coi là biểu tượng nhan sắc phụ nữ một thời ở Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung.
Sau Giải phóng, bà tiếp tục thành công trong sự nghiệp điện ảnh - sân khấu. Có thể nói, Thẩm Thúy Hằng là một người đẹp toàn tài bởi ngoài khả năng diễn xuất, quản lý hãng phim, bà còn gặt hái được không ít thành công trong lĩnh vực kịch nói, cải lương, tân nhạc.
Là người gốc Hà Nội và là một trong bốn nữ tiếp viên đầu tiên của Hãng Air Vietnam, bà Đặng Tuyết Mai là Hoa khôi Sài Gòn nổi tiếng về nhan sắc và trí tuệ trước 1975.
Không chỉ sở hữu dáng vóc thon thả, khuôn mặt sáng đẹp điển hình của người phụ nữ Phương Đông, Đặng Tuyết Mai còn thông thuộc cả hai ngôn ngữ Anh - Pháp. Tài sắc của Mai đã làm siêu lòng tướng Nguyễn Cao Kì để viết nên một "thiên tình sử" lãng mạn.
Giai thoại khó quên về mối tình Mai – Kỳ là chuyện “rước nàng về dinh” làm tốn bao giấy mực của báo giới thời đó. Ông Nguyễn Cao Kỳ chơi trội tới mức dùng máy bay trực thăng riêng đậu trên sân thượng khách sạn Carvelle để tỏ tình, cầu hôn cô tiếp viên hàng không Đặng Tuyết Mai, rồi đưa bà đi ăn tối ở Singapore, ăn sáng ở Đà Lạt…
Sài Gòn xưa qua những tấm bưu ảnh sưu tầm lên đến 7.000 USD Khoảng 20 nhà sưu tầm trong ngoài nước đã cung cấp 1.500 bức ảnh, chủ yếu là các tấm bưu ảnh, để chọn lọc ra ... |
Ảnh cực hiếm nhà ga Sài Gòn xưa Ga Sài Gòn hiện tại nằm ở số 1 Nguyễn Thông, quận 3, TP.HCM. Ít ai biết rằng ga đầu tiên của thành phố khánh ... |
Đồng Tập Trận - nơi diễu binh của nhà Nguyễn ở Sài Gòn xưa Cánh đồng rộng hàng nghìn hecta, có mồ chôn tập thể gần 2.000 người, có thể ở hai bên Đường 3 tháng 2 và Điện ... |