Thị trưởng Washington ra lệnh giới nghiêm tối 31/5 và huy động Vệ binh Quốc gia hỗ trợ cảnh sát đối phó người biểu tình.
Lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ 23h ngày 31/5 đến 6h sáng ngày 1/6, được áp dụng nhằm đối phó người biểu tình tập trung gần Nhà Trắng, Thị trưởng Washington Muriel Bowser cho hay, dù trước đó cho biết bà sẽ không áp đặt lệnh giới nghiêm vì tin rằng những người biểu tình bạo lực sẽ không tuân thủ biện pháp này.
Ký giả Steve Dresner của đài phát thanh WTOP cho biết người biểu tình ở quảng trường Lafayette đối diện Nhà Trắng ban đầu "khá trật tự nhưng ồn ào". Tình hình trở nên căng thẳng khi có người đập vỡ kính một xe cảnh sát, khiến lực lượng an ninh phản ứng bằng cách bắn hơi cay và lựu đạn choáng về phía đám đông.
Cảnh sát chắn trước đám đông người biểu tình tại thủ đô Washington hôm 31/5. Ảnh: AFP. |
Hàng trăm người đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng trong nhiều ngày liền để phản đối chính quyền và bày tỏ ủng hộ với George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Họ hét lên "Mạng sống người da màu cũng quan trọng" và "Tôi không thể thở".
Người biểu tình hôm 30/5 xô đổ nhiều hàng rào an ninh và đụng độ cảnh sát bên ngoài Nhà Trắng. Theo một nhân chứng tại hiện trường, Mật vụ Mỹ đã cảnh báo người biểu tình về việc tụ tập trái phép trước khi xông vào đám đông. Nhiều người bị xịt hơi cay. Giữa cảnh hỗn loạn, ít nhất một người bị ngã xuống đất và dường như bị bắt.
Ngoài thủ đô Washington, ít nhất 40 thành phố tại Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm đối phó các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd. Khoảng 5.000 lính Vệ binh Quốc gia đã triển khai tới thủ đô Washington và 15 bang, trong khi 2.000 lính dự binh đang sẵn sàng cơ động.
Ba bang gồm Arizona, Texas và Virginia đã ban bố tình trạng khẩn cấp để tăng khả năng huy động nhân lực và trang bị nhằm giải quyết tình trạng bạo lực và hôi của.
George Floyd, người đàn ông tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút, dù liên tục cầu xin và nói rằng anh "không thể thở".
Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại. Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn, nhưng nhiều người chưa thỏa mãn với tội danh này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cái chết của Floyd là một "thảm kịch", nhưng cho rằng các hành vi bạo lực quá khích là hành động của "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ". "Chúng ta không thể và không được cho phép một nhóm nhỏ tội phạm cùng những kẻ phá hoại tàn phá các thành phố và cộng đồng dân cư của chúng ta", ông nói.
Cảnh sát Mỹ xuống đường cùng người biểu tình, lên tiếng vụ người da màu bị chết Cảnh sát trưởng ở bang Michigan (Mỹ) đồng ý tham gia cùng với những người biểu tình hôm 30/5, nhằm bày tỏ quan điểm về ... |
Bạo loạn cướp phá tiếp tục ở Mỹ, người biểu tình lại kéo đến Nhà Trắng Nước Mỹ hứng chịu làn sóng biểu tình bạo loạn quét qua nhiều thành phố trong ngày thứ 5 liên tiếp sau cái chết của ... |
Nhiều thành phố Mỹ áp lệnh giới nghiêm và triển khai vệ binh Nhiều thị trưởng Mỹ công bố lệnh giới nghiêm, trong khi 7 bang yêu cầu Vệ binh Quốc gia tiếp viện khi các cuộc biểu tình ... |
https://vnexpress.net/thu-do-my-ap-lenh-gioi-nghiem-4108304.html