Thuế thuốc phiện là một nguồn tài chính quan trọng mà ngay từ năm 1860 Pháp đã thu được hơn 13.000 đồng bạc, chiếm gần một phần mười tổng số thu nhập. Sang năm 1861, thuế thuốc phiện thu được đã tăng gấp đôi.
Đầu Thế kỷ 19, khi người Pháp chiếm được Nam Kỳ, họ quyết tâm xây dựng một trung tâm hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa… để phục vụ chiến lược khai thác thuộc địa ở vùng đất giàu có này. Và một đô thị hiện đại, “Hòn Ngọc Viễn Đông” dần hình thành. Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu đến quý độc giả loạt bài tổng hợp, nghiên cứu về quá trình hình thành đô thị Sài Gòn của Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Học chính Nam Kỳ chỉ được thành lập vào năm 1879, năm chính quyền Nam Kỳ được chuyển giao cho các thống đốc dân sự, cùng với một chương trình giáo dục Pháp - Việt. Vào đầu thế kỷ XX, 5 quận của thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ đều có một trường sơ cấp cho nam học sinh và một tường sơ cấp cho nữ học sinh. Theo Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca được viết vào năm 1902, Sài Gòn có các trường:
Trường "Bổn Quốc" Chasseloup Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn): dành cho học sinh Pháp. Đây là trường trung học công lập đầu tiên của Sài Gòn.
Trường Chasseloup Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn). |
Trường Taberd (nay là trường Trung học Sư phạm): do linh mục Henri de Kerlan thành lập năm 1874, do các linh mục giảng dạy. Đến năm 1889, các sư huynh được mời dạy.
Trường nam tiểu học Sở Cọp: gọi như vậy vì trường ở sát vườn bách thảo, dành cho trẻ em bản xứ thành lập năm 1862.
Trường nữ tiểu học: ở gần trường nam
Trường nữ trung học, trường Áo Tím: đến năm 1915 mới thành lập.
Trường đào tạo linh mục mà Nguyễn Liên Phong gọi theo thời bấy giờ là trường Latinh.
Như thế, hệ thống giáo dục ở Sài Gòn sau hơn 60 năm còn rất ít ỏi, chỉ nhằm phục vụ quan chức và binh lính viễn chinh. Để lôi kéo thanh thiếu niên, thực dân Pháp bước đầu cũng tổ thức nhà hát, các loại hình thể thao như bóng đá, quần vợt, đua ngựa....
Sự phát triển của Sài Gòn dưới chế độ thuộc địa là để phục vụ cho thực dân. Có hiểu các mục đích cuối cùng đó mới giải thích được sự kinh doanh thuốc phiện, một thứ ma túy độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền đồ của cả một dân tộc.
Thuế thuốc phiện là một nguồn tài chính quan trọng mà ngay từ năm 1860 Pháp đã thu được hơn 13.000 đồng bạc, chiếm gần một phần mười tổng số thu nhập. Sang năm 1861, thuế thuốc phiện thu được đã tăng gấp đôi. Tóm lại, trong hai năm đầu, nguồn thuế này đã đem lại cho ngân sách một số tiền khổng lồ.
Ngày 28.12.1861, Đô đốc Bonard đã ký nghị định thiết lập cho trưng thầu độc quyền khai thác thuốc phiện. Gần mười năm sau, 5.10.1871 Đô đốc Ohier ký nghị định thiết lập chế độ độc quyền rượu và cho đấu thầu khai thác từ ngày 1.1.1872. Vậy là từ năm 1874, chính quyền thuộc địa đã mở đấu thầu buôn bán rượu và thuốc phiện vào một mối.
Số thuốc phiện mà Sài Gòn nhập mỗi năm một tăng. Năm 1871 là 359 thùng (tương đương 22 tấn), năm 1875 con số đó là 549 thùng và năm 1879 đã tăng lên 861 thùng (52 tấn). Đến cuối năm 1881, chính quyền thành lập ngành thuế gián thu, khai thác độc quyền rượu và thuốc phiện, đồng thời khởi công xây dựng xưởng nấu thuốc phiện.
Xưởng nấu thuốc phiện Sài Gòn
Xưởng nấu thuốc phiện tọa lạc trên diện tích một mẫu tây ở đầu đường Hai Bà Trưng hiện nay, là "niềm hãnh diện" của chính quyền thuộc địa, là một trong những "kỳ quan" của Sài Gòn: "Trong không khí thanh bình của những buổi mai rạng rỡ, du khách, ngự trên những chiếc xe có cu ly kéo, đi du ngoạn từ phía châu thành ra mé bờ sông, dưới những rặng cây xanh màu cẩm thạch, khi đến gần những cầu tàu của Hải quân thì bỗng dưng mũi bị kích thích bởi một mùi vị lạ lùng, vừa ẩm ướt vừa độc địa, vừa êm dịu vừa say mê. Đối với những người đã nhập đạo, thì mùi vị đó mách bảo rằng du khách đang ở cạnh công xưởng yên tĩnh nấu thuốc phiện của Đông Dương, một cơ quan nhà nước duy nhất vào loại này..." (Dr.A.Hesnard - La Fabrication de l\'Opium à Saigon).
Chế biến thuốc phiện trong nhà máy tại Sài Gòn
Số thuốc phiện sản xuất ở đây được bán khắp Đông Dương và số tiền thu được do việc đầu độc người bản xứ này thật là lớn lao: 6,8 triệu đồng năm 1902, tăng lên 13 triệu đồng năm 1914, chiếm từ 25% (1902) đến 36,9% (1914) tổng số thu nhập chính của ngân sách Đông Dương. Năm 1894, Pháp khai trương nhà máy rượu.
Về báo chí, báo tiếng Pháp xuất hiện khá sớm trên đất Sài Gòn, ngay cả khi Pháp chưa chiếm trọn Nam Kỳ. Đó là các tờ Le bulletin officiel de l\'expédition de la Cochinchine (1861 - 1888), Le bullentin des Communes (1862). Tờ báo tiếng Việt đầu tiên là tờ Gia Định báo (1865) tiếp đến là các tờ Phan Yên báo (1868), Thông loại khóa trình (1888). Đến đầu thế kỷ XX, báo chí mới thật sự có vai trò vận động quần chúng như tờ Nông Cổ Mín Đàm (1901 - 1924) và tờ Lục Tỉnh Tân Văn (1907 - 1943).
Lạ lùng vùng đất phụ nữ ngoài 90, đàn ông ngoài 40... Nơi này, người phụ nữ thọ nhất lên tới 98 tuổi, nhưng đàn ông thì ngược lại, đa số đều “ra đi” khi mới ngoài ... |
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 14) Trong một căn nhà của một mụ chủ chứa hút thuốc phiện, Thủy Tiên và Bình nằm cạnh nhau. Bình nhìn Thủy Tiên sợ hãi ... |
Chế tài nào cho người "hồn nhiên" trồng, mua anh túc để nấu canh, ngâm rượu? Khi bị cơ quan công an phát hiện trồng nhiều cây thuốc phiện trong vườn nhà, chủ sở hữu của khu vườn nói trồng cây ... |