Imane Khelif - võ sỹ boxing vừa hạ đối thủ sau 46 giây tại Olympic Paris 2024 có thể không phải người chuyển giới như tin đồn.

Trận đấu thuộc vòng 1/8 hạng cân 66kg nữ môn boxing Olympic Paris 2024 diễn ra giữa Imane Khelif (Algeria) và Angela Carini (Italy). Trận đấu kết thúc chóng vánh sau 46 giây khi võ sĩ người Ilay nhanh chóng bỏ cuộc vì không chịu được cú đấm từ đối thủ.

Trận đấu vốn từng gây tranh cãi khi xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng Imane Khelif là người chuyển giới khi có một số dấu hiệu sinh học của nam giới.

Imane Khelif gây ra nhiều tranh cãi.

Imane Khelif gây ra nhiều tranh cãi.

Năm ngoái, Khelif bị loại ngay trước thềm trận tranh huy chương vàng giải vô địch thế giới do Hiệp hội Quyền anh quốc tế (IBA) tổ chức. Cô không vượt qua được buổi kiểm tra DNA. Ban tổ chức phát hiện nhiễm sắc thể XY của vận động viên này trong bộ gen. 

Có 2 loại nhiễm sắc thể (NST) giới tính là X và Y. Nữ giới có 22 NST thường và 2 NST X, tức là 22 + XX, còn nam giới cũng có 22 NST thường và 1 X, 1 Y, tức là 22 + XY.

Tuy nhiên, vẫn có những người phụ nữ như Khelif xuất hiện trên thế giới. Những người này xuất hiện nhiễm sắc thể XY do rối loạn gene di truyền. Điều này dẫn đến sự khác biệt phát triển về phát triển giới tính (DSD). Vận động viên sinh ra vốn dĩ là nữ hoàn toàn hợp pháp nhưng dần theo thời gian, họ có thể xuất hiện các bộ phận sinh dục của nam. Thậm chí, hormone nam testosterone của các VĐV này cũng cao hơn mức thông thường của nữ rất nhiều lần.

Trước đây, thể thao thế giới từng chứng kiến trường hợp gây ra rất nhiều tranh cãi của VĐV điền kinh Caster Semenya. Chân chạy người Nam Phi cũng là trường hợp nhiễm hội chứng DSD. Semenya giành huy chương vàng nội dung 800m nữ Olympic Rio 2016. Nhưng cô không được quyền dự Olympic Tokyo 2020 sau nhiều quy định liên quan đến các vận động viên nữ mắc hội chứng DSD và có hormone nam cao đột biến.

Trong cuốn tự truyện của mình, Semenya tiết lộ rằng mình chỉ được phát hiện không có tử cung và tinh hoàn ẩn bên trong cơ thể khi đi khám sức khỏe vào năm 18 tuổi. Cô sinh ra ở một miền quê tại Nam Phi. 

"Ngay cả khi tôi sinh ra không có tử cung và có tinh hoàn ẩn bên trong cơ thể, điều đó vẫn không làm tôi kém nữ tính. Tôi khác biệt và đặc biệt nên tôi cảm thấy tuyệt vời vì điều đó", cô nói.

https://vtcnews.vn/thuc-hu-nu-vo-si-bi-nghi-chuyen-gioi-gay-tranh-cai-o-olympic-paris-2024-ar886928.html

MAI PHƯƠNG / VTC News