Sau nỗ lực nhiều năm tìm kiếm, hài cốt của Tào Tháo đã được khai quật trong ngôi mộ cổ có niên đại gần 2.000 năm
Gần đây, các chuyên gia khảo cổ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã đưa ra kết luận về chủ nhân bộ hài cốt giới tính nam, tuổi ngoài 60 được khai quật trong ngôi mộ cổ có niên đại gần 2.000 năm, chính là Tào Tháo (220-280).
| |
Khu lăng mộ Tào Tháo được khai quật |
Thông tin này đã làm rung động mạnh mẽ cả giới khảo cổ bởi vị trí chính xác của ngôi mộ từng là bí ẩn trong nhiều thế kỷ, cho đến khi những manh mối đầu tiên được tìm thấy năm 2009.
Tào Tháo là một trong những nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Không chỉ được biết đến vai trò là nhà chính trị, quân sự tài giỏi mà hung bạo cuối thời Đông Hán với công lao đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. Mà danh tiếng của ông còn gắn liền với Lưu Bị và Tôn Quyền được ngàn đời sau biết đến qua cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Suốt ngàn năm qua, hình tượng Tào Tháo luôn được phác họa theo hình tượng nhân vật phản diện, kẻ gian là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của triều đình Đông Hán.
| |
Hình tượng Tào Tháo được xây dựng trên phim |
Ngược lại, hai thái cực còn lại thời Tam quốc là Lưu Bị và Tôn Quyền lại nhận được không ngớt những lời ca ngợi.
Khác với Tào Tháo, Lưu Bị dù mang trong mình dòng máu hoàng tộc nhà Hán nhưng lại xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Và mặc dù không có tài năng quân sự và thao lược như Tào Tháo nhưng Lưu Bị lại chọn cho mình dàn tướng lĩnh, quân sư tài năng như Gia Cát Lượng để tạo nên nhà Thục Hán ở phía tây nam Trung Quốc.
| |
Hình tượng Lưu Bị được xây dựng trên phim |
Tôn Quyền tuy ít nhận được sự chú ý hơn so với Tào Tháo hay Lưu Bị nhưng cũng là một phần quan trọng của trong thời kỳ Tam quốc phân tranh. Ông là người thừa kế gia sản kếch xù ở miền đông nam Trung Quốc, sau này Tôn Quyền lập ra nhà Đông Ngô.
| |
Hình tượng Tôn Quyền được xây dựng trên phim |
Sau thông tin tìm thấy hài cốt của Tào Tháo, sự chú ý của dư luận đang dồn vào hai “mảnh ghép” còn lại là là Lưu Bị và Tôn Quyền. Tuy nhiên đến nay, mọi nỗ lực tìm kiếm mộ Lưu Bị và Tôn Quyền đều đi vào ngõ cụt vì thiếu bằng chứng xác thực, mặc dù truyền thuyết để lại nhiều manh mối.
Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc, hiện có ít nhất 3 nơi Lưu Bị có thể được chôn cất. Theo Tam quốc diễn lúc cuối đời Lưu Bị được an táng cùng quân sư Gia Cát Lượng ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Nhưng ý kiến này bị các chuyên gia bác bỏ, bởi Lưu Bị qua đời ở Trùng Khánh, cách Thành Đô khoảng 600km. Và ở thời cổ đại, việc đưa thi thể Lưu Bị về cố hương trong khoảng thời gian một tháng sẽ làm thi thể bị phân hủy nặng trong điều kiện tời tiết lúc bấy giờ.
Do đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc tin rằng Lưu Bị được an táng ngay tại nơi qua đời, gần bờ sông Trường Giang.
Nhưng theo một nguồn tin khác, khu vực vùng núi cách Thành Đô khoảng 60km mới là vị trí ngôi mộ của Lưu Bị. Ngọn núi này được bao quanh bởi 9 quả đồi, tạo thành hình hoa sen, rất phù hợp để làm nơi chôn cất một nhân vật mang dòng máu hoàng tộc. Tuy nhiên đến nay chính quyền địa phương chưa từng tìm thấy một ngôi mộ cổ nào.
Việc tìm kiếm nơi an nghỉ của Tôn Quyền tưởng như dễ dàng hơn vì các tài liệu lịch sử chép lại rằng, ông được an táng tại ngọn núi gần Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, nay là núi Mai Hoa, thành phố Nam Kinh. Nhưng vị chính xác không được tiết lộ nên đến nay tung tích phần mộ Tôn Quyền vẫn là một dấu hỏi.
Đầu những năm 2000, chính quyền địa phương đã cử một nhóm các nhà khảo cổ với thiết bị khảo sát hiện đại nhất đi tìm mộ Tôn Quyền nhưng cũng chưa mang lại kết quả.
Phát hiện lăng mộ và hài cốt nghi thuộc về Tào Tháo Một nhóm nhà khảo cổ học kết luận hài cốt nam giới trong một lăng mộ ở Hà Nam, Trung Quốc là Tào Tháo. |
Quách Gia: Quân sư đoản mệnh, ngang tài Khổng Minh Trong Tam Quốc, Khổng Minh Gia Cát Lượng được xem là vị quân sư tài ba bậc nhất của nhà Thục Hán, theo phụng sự ... |
Huệ Anh (T/h)