Tổng thống Donald Trump cho hay nhà vô địch quyền anh người Mỹ Muhammad Ali có thể được ân xá, dù ông đã qua đời hai năm.
| |
Huyền thoại quyền anh Muhammad Ali. Ảnh: AP |
Phát biểu hôm 8/6, trước khi lên đường đến hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada, Trump cho hay nhóm cộng sự của ông đang "xem xét hàng nghìn cái tên" có khả năng được hưởng ân xá vì họ đã bị đã đối xử bất công hoặc giam giữ quá lâu.
Ali là một trong số đó, theo Trump, dù không rõ tại sao nhà vô địch quyền Anh danh tiếng cần lệnh ân xá bởi ông không có án hình sự.
"Tôi đang suy nghĩ về Muhammad Ali, rất nghiêm túc", tổng thống Mỹ nói.
Ông Ali sinh ra ở bang Kentucky dưới cái tên Cassius Clay và đã đổi tên sau khi cải sang đạo Hồi vào những năm 1960. Ngoài các trận đấu quyền anh, ông còn nổi tiếng với các hoạt động xã hội và phản chiến.
Ali từng tuyên bố từ chối tham gia cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam vì niềm tin tôn giáo. "Tôi chẳng có hiềm khích gì với Việt Cộng. Chẳng có ông Việt Cộng nào gọi tôi là mọi đen cả" là câu nói đã trở thành bất hủ của Ali khi từ chối nhập ngũ.
Năm 1967, ông bị kết án tù và tước giấy phép thi đấu cùng các đai vô địch hạng nặng. Tuy nhiên, đến năm 1971, Tòa án Tối cao đã lật ngược bản án.
Luật sư của ông Ali đã ra thông cáo, từ chối lệnh ân xá của ông Trump: "Chúng tôi đánh giá cao thiện ý của Tổng thống Trump nhưng lệnh ân xá là không cần thiết".
Ali là một trong số ít những tay đấm vĩ đại của lịch sử quyền anh. Ông treo găng năm 1981, sau khi thua cuộc trong lần thượng đài thứ 61. Không lâu sau khi giải nghệ, ông phải điều trị Parkinson, chứng bệnh về thần kinh.
Ngày 4/6/2016, ông qua đời ở tuổi 74 sau cuộc chiến dài với bệnh tật.
Hôm 7/6, ông Trump cũng vừa ban ân xá cho một nữ tù nhân thụ án chung thân vì buôn ma túy, theo đề nghị của ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian.
Nhà báo Nick Út: “Tôi muốn đem những kỉ vật của tôi về Việt Nam bởi tôi là người Việt Nam” “Tôi muốn đem những kỉ vật của tôi về Việt Nam bởi tôi là người Việt Nam. Tôi muốn người trẻ có thể hiểu được ... |
Những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam qua ống kính người Nhật Có mặt tại Sài Gòn tháng 4.1975, phóng viên người Nhật Bản Hiroji Kubota đã ghi lại loạt ảnh khó quên về những ngày cuối ... |