Chính quyền Pháp sẽ phối hợp với nông dân để chấm dứt các thương vụ mua hàng nghìn ha đất của các tỷ phú Trung Quốc.
Tỷ phú Hồ Khắc Cần - Chủ tịch tập đoàn Reward Group của Trung Quốc đã mua đứt 2.600 ha đất nông nghiệp tại các vùng Indre (1.700 ha) và Allier (900 ha) ở miền trung của Pháp lần lượt chỉ trong hai năm 2016 và 2017.
Tỷ phú Hồ Khắc Cần hy vọng rằng những cánh đồng lúa mì ở miền trung nước Pháp sẽ giúp cung cấp bột cho 1.500 lò bánh mì ở Trung Quốc, phục vụ cho tầng lớp trung lưu của đất nước đông dân này.
Tiệm bánh mì Chez Blandine thuộc sở hữu của ông Hồ Khắc Cần ở Bắc Kinh
Tuy nhiên, thương vụ này đã khiến người nông dân Pháp phản ứng.
Hiệp hội nông nghiệp Safar của Pháp cuối năm ngoái đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ can thiệp vào kiểu đầu tư thâu tóm trên quy mô rất lớn của nhà đầu tư Trung Quốc.
Kiểu đầu tư này được cho sẽ gây đe dọa tới mô hình sở hữu đất trồng trọt kiểu gia đình truyền thống của Pháp. Một điều đáng quan ngại là những người Trung Quốc giàu sụ như tỉ phú Hồ Khắc Cần không phải là nông dân, mà là những nhà đầu tư tài chính với mục đích cuối cùng là kiếm tiền.
Phát biểu trước khoảng 1.000 nông dân tại Điện Elysee hồi tháng 2, Tổng thống Macron cam kết áp dụng mọi biện pháp ngăn cản nhà đầu tư nước ngoài mua đất nông nghiệp.
“Đối với tôi, đất nông nghiệp của Pháp là tài sản đầu tư chiến lược, liên quan tới chủ quyền của chúng ta. Vì vậy, không thể để các cường quốc bên ngoài mua hàng trăm héc ta đất mà không rõ mục đích của những thương vụ này" - ông Macron nói.
Ông Macron nhấn mạnh chính quyền sẽ áp dụng các quy định bảo vệ và sẽ phối hợp với người nông dân để chấm dứt các thương vụ kiểu này.
Úc lo ngại đầu tư ồ ạt của Bắc Kinh
Đầu tháng 2 năm nay, Australia đã thông báo những quy định mới áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua đất nông nghiệp. Các thông báo được đưa ra trong bối cảnh mối lo ngại về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài đã được cảnh báo từ châu Phi tới Canada trong những năm trước đây.
Trong một chiến dịch quy mô lớn, Australia đã ép các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc, bán lại số điền sản trị giá 134 triệu USD để bảo vệ những lợi ích kinh tế và an ninh của đất nước chuột túi. Chính phủ Australia giải thích rằng, lợi ích kinh tế trước mắt có thể lớn nhưng vẫn phải tính đến những hệ quả an ninh và trật tự xã hội khó lường trong lâu dài.
Việc Trung Quốc ồ ạt mua đất nông nghiệp ở nước ngoài đã khiến các nước phải thận trọng, bởi nó có thể gây xung đột với lợi ích quốc gia và dẫn đến những vấn đề chính trị.
Ngay từ năm 1966, ông Fulbert Youlou, Tổng thống đầu tiên của Congo-Brazzaville (Cộng hòa Congo) đã viết rằng, Trung Quốc “trước sau cũng sẽ biến cả lục địa châu Phi thành một cánh đồng lúa khổng lồ”.
Lý lẽ của người Trung Quốc
Chỉ một ngày sau cam kết của Tổng thống Pháp Macron về làn sóng đầu tư của Trung Quốc, Bắc Kinh đã ra tuyên bố kêu gọi Paris "tạo một sân chơi bình đẳng cho các vụ đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc".
Trước phản ứng dữ dội của giới nông nghiệp Pháp, tỷ phú Trung Quốc cũng bất bình: "Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang mua đất ở Pháp. Lẽ nào chúng tôi lại khác với người Đức hay người Anh hay sao? Chẳng phải chúng tôi, cũng như những người khác, nên khuyến khích kinh tế địa phương phát triển à?"
Ông khẳng định: "Chúng tôi đang chăm sóc khá tốt đất đai của chúng tôi và chúng tôi chỉ dùng lao động người Pháp".
Trung Quốc phản ứng vì Tổng thống Pháp cam kết với nông dân về việc sẽ kiểm soát các thương vụ của Bắc Kinh
Thực tế, các sản phẩm nông nghiệp mà Trung Quốc rót vốn ở nước ngoài lại nhập khẩu về Trung Quốc được người dân tin tưởng và chấp nhận mua giá cao.
Sản xuất nông sản ở Trung Quốc với các bê bối an toàn thực phẩm đã khiến người Trung Quốc tin tưởng vào các nông sản nhập khẩu hơn.
Người Trung Quốc đã rót tiền đi khắp nơi trên thế giới để thâu tóm đất đai nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, các thương vụ của nhà đầu tư Trung Quốc tập trung vào Australia, Mỹ và châu Âu.
Năm 2016, nhà đầu tư bất động sản CRED Thượng Hải đã cùng một tập đoàn khai khoáng của Australia hợp tác để mua trang trại gia súc lớn nhất của S. Kidman & Co. tại "xứ sở chuột túi," có 185.000 con gia súc và kiểm soát 2,5% diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
Trước đó, công ty Trung Quốc Shandong Ruyi đã thâu tóm trang trại bông lớn nhất của Australia vào năm 2012.
Các nhà sản xuất thực phẩm lớn của Trung Quốc như Bright Foods, Yili và Pengxin đã mua hàng chục trang trại bò sữa ở New Zealand, và những sản phẩm sản xuất ở đây rất được đánh giá cao trên thị trường đại lục.
Ngoài Mercedes, các tỷ phú Trung Quốc đã đổ tiền vào đâu? Nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như ôtô Volvo của Thuỵ Điển hay điện thoại Motorola hiện nằm dưới quyền "sinh sát" của các ... |
Đức cảnh giác vụ TQ thâu tóm công ty sở hữu Mercedes-Benz Nhà sản xuất ôtô Geely của Trung Quốc trở thành cổ đông lớn nhất của tập đoàn sản xuất xe hơi Daimler AG, công ty ... |