Trí tuệ nhân tạo thống lĩnh thế giới, công nghệ nano gây họa hay tài nguyên thiên nhiên suy kiệt là những nguy cơ xảy ra trong tương lai.
Trí tuệ nhân tạo chiếm lĩnh Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) được các hãng công nghệ tập trung phát triển cho nhiều mục đích khác nhau để phục vụ con người tốt hơn. Tuy vậy, không ít các chuyên gia lo ngại đến một ngày AI chiếm lĩnh thế giới. "Khi được tích hợp AI, máy móc trở nên thông minh có thể tự cải tiến và thiết kế lại chính mình theo thời gian. So với quá trình tiến hóa của con người, tốc độ phát triển của máy móc nhanh hơn nhiều. Đến thời điểm nào đó, sự sống của nhân loại có thể bị đe dọa bởi những thứ do họ tạo ra", một chuyên gia giải thích. |
"Thế giới màu xám" do nano Công nghệ nano đã và đang giúp ích cho con người, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như điện tử, y học, công nghệ sinh học... Tuy nhiên, nguy cơ "tận thế" do công nghệ này cũng rất lớn.Giả thuyết "Chất nhờn xám" (grey goo) từng cảnh báo về nguy cơ diệt chủng do công nghệ nano, trong đó cho rằng các robot nano tự tái tạo và tiêu thụ toàn bộ vật chất trên Trái đất. Chuyên gia về công nghệ nano Kim Eric Drexler trong cuốn sách Engines of Creation đã mô tả về tương lai khi công nghệ nano mất kiểm soát: "Hãy tưởng tượng... một chai hóa chất chứa phân tử nano tự tạo ra bản sao của chính nó. Bản sao đầu tiên được tạo trong 1.000 giây, sau đó nhân bốn, nhân tám... Sau 10 giờ, con số nhân bản đã lên tới hàng tỷ. Chưa tới 2 ngày, tổng khối lượng của chúng lớn hơn Trái đất". Giả thuyết này đã khiến Hoàng gia Anh lo ngại, yêu cầu kiểm soát công nghệ nano kỹ hơn. |
Tài nguyên thiên nhiên suy kiệt Việc công nghệ phát triển đòi hỏi cần nhiều nguyên liệu để sản xuất thiết bị máy móc, cộng thêm dân số tăng nhanh khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái đất không đủ phục vụ nhu cầu con người. Việc bị khai thác quá mức và không thể phục hồi kéo theo các nguy cơ về thiên tai, ô nhiễm... Dù đã có một số giải pháp như dùng năng lượng tái tạo hay thậm chí là "thuộc địa hóa" các hành tinh khác, nó chưa đủ để đảm bảo một Trái đất an toàn. |
Tấn công mạng bùng phát Ngày nay, hầu hết các lĩnh vực đều sử dụng máy tính và kết nối với nhau. Điều này sẽ làm việc quản lý được dễ dàng hơn, nhưng cũng đối mặt với nguy cơ bị hacker tấn công. Nếu hacker kiểm soát và đánh sập hệ thống máy tính của nhà máy sản xuất năng lượng, xóa đi hàng tỷ USD ngân hàng, làm tê liệt mạng viễn thông... mức thiệt hại mà nó gây ra là rất lớn. |
Tác hại lớn từ các vụ thử nghiệm Nhiều phòng thí nghiệm cỡ lớn dành cho các dự án khoa học đang được xây dựng tại một số nơi trên thế giới, như máy gia tốc hạt nhân ở Thụy Sĩ (LHC) hay dự án RHIC tại Mỹ. Dù nó sẽ hỗ trợ đắc lực để khám phá những thứ chưa có lời giải đáp về vật lý, vật chất, năng lượng... nhưng nguy cơ do chúng gây ra khiến nhiều người lo ngại. Trong đó, viễn cảnh về một hố đen nhân tạo hút tất cả mọi thứ trên Trái đất đang được đưa ra, đồng nghĩa với nhân loại đối mặt với nguy cơ tận thế. |
Chưa có cách chặn tin tặc đánh cắp tài khoản ngân hàng qua Wi-Fi Theo khảo sát sơ bộ của BKAV hôm 17/10, các thiết bị phát Wi-Fi phổ biến nhất tại Việt Nam như: TP-Link, Tenda, TOTOLINK, Linksys, ... |
Sẽ mất hàng thập kỷ mới dọn dẹp hết lỗi Krack Wi-Fi Một lỗ hổng nguy hiểm trong giao thức mã hóa Wi-Fi đã khiến cả ngành công nghiệp công nghệ lao đao. Thời gian khắc phục ... |
https://sohoa.vnexpress.net/photo/doi-song-so/vien-canh-rung-ron-khi-cong-nghe-phat-trien-3658182.html