Nhiều học sinh đã lấy tấm gương trí tuệ, nhân ái, quân tử, cao thượng của thầy cô để làm hình mẫu phấn đấu trong cuộc đời. Tâm hồn tuổi thơ như trang giấy trắng, những hạt giống trí tuệ, yêu thương mà các thầy cô đã gieo trồng có sức sống bền bỉ, vượt thời gian. Vì vậy, nhà giáo được mệnh danh là “người gieo chữ”, gieo “hạt giống tâm hồn”.

Cô giáo như người mẹ hiền với học sinh. Ảnh: TL

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng có câu nói nổi tiếng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Trong xã hội xưa, nghề giáo có địa vị cao trong xã hội, theo thứ bậc “quân, sư, phụ” (vua, thầy, cha). Thời nay, người thầy vẫn được coi trọng, mặc dù về nguyên lý là bình đẳng với các nghề khác. Cách xưng hô “thầy” (cô) đã thể hiện tình cảm đó.

Bậc thầy, nghĩa là một người đã đạt đến trình độ rất cao, vượt trội trong một nghề, lĩnh vực, đạt đến mẫu mực, lý tưởng. Để trở thành người thầy, phải là học trò ưu tú, trải qua quá trình chọn lọc, đào tạo, rồi tự rèn luyện, tu dưỡng với nỗ lực rất cao.

Một đặc thù của người thầy là bên cạnh đẳng cấp về trí tuệ, chuyên môn, phải có niềm say mê nghề nghiệp, tình yêu thương đối với thế hệ trẻ. Đối với giáo viên mầm non, yêu thương, chăm sóc học sinh như các con mình, nên mới gọi là “mẫu giáo” (người mẹ làm giáo dục). Đối với học sinh, thầy cô không chỉ truyền thụ cho các em kiến thức, kỹ năng, mà còn dành cho các em sự quan tâm, lo lắng, chia sẻ như chính người cha, người mẹ.

Để làm tròn vai một người thầy, cô thật không dễ. Cuộc sống đời thường còn nhiều khó khăn, các thầy cô phải nỗ lực rất lớn để rèn luyện, học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, dành tất cả những gì tốt đẹp nhất để các em trưởng thành.

Chính điều đó tạo nên ở học sinh tình cảm kính phục, biết ơn và trân trọng thầy cô. Thầy cô, không chỉ là người gieo chữ, mà còn là người “thắp lửa”, “truyền cảm hứng”. Nhiều học sinh đã lấy tấm gương trí tuệ, nhân ái, quân tử, cao thượng của thầy cô để làm hình mẫu phấn đấu trong cuộc đời. Tâm hồn tuổi thơ như trang giấy trắng, những hạt giống trí tuệ, yêu thương mà các thầy cô đã gieo trồng, có sức sống bền bỉ, vượt thời gian. Vì vậy, nhà giáo được mệnh danh là “người gieo chữ”, gieo “hạt giống tâm hồn”.

Nhiều người cho rằng cách nói nhà giáo là “người đưa đò” không chính xác, vì so sánh giáo viên với người làm nghề dịch vụ. Tuy nhiên, hàm ý của cách diễn đạt đó là thầy đã đồng hành và hi sinh, vất vả để giúp các em vượt qua một quãng đường khó khăn đến bến bờ mới của hạnh phúc. Cứ hết lứa học trò này đến học trò khác, thầy vẫn cần mẫn, lặng lẽ, thủy chung, cho đến khi tuổi cao, mỏi mệt; trò đã tung cánh muôn phương.

Điều đáng buồn là trong giai đoạn hiện nay, do những bất cập trong cơ chế đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ nên không còn nhiều học sinh giỏi thi vào các trường sư phạm. Đây quả thực là nguy cơ đối với nền giáo dục, cũng như gốc rễ của sự phát triển xã hội.

Ngày Nhà giáo VN: Chuyện phi thường ở ngôi trường giữa rừng thẳm

Vượt núi cõng học sinh đến trường, đi xin quần áo cho các em, nhường phòng họp làm nhà nội trú, dạy thêm không biết ...

Lớp học xóa tái mù chữ đặc biệt ở Nghệ An

Khát khao con chữ, dù ban ngày lên rẫy vất vả, phụ nữ dân tộc Thái ở Nghệ An vẫn cần mẫn học đánh vần, ...

https://laodong.vn/dien-dan/vinh-danh-nhung-nguoi-gieo-hat-giong-tam-hon-577078.ldo

/ Quang Đại/Báo Lao động