Phía sau mỗi bài viết, mỗi bút danh ẩn chứa biết bao vui buồn, niềm trăn trở, sự hi sinh thầm lặng của những người làm báo về thể thao, đặc biệt là những nữ phóng viên...

Gặp Phạm Huyền vào một ngày đầy nắng tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, ấn tượng với cô gái nhỏ nhắn, trên vai là chiếc ba lô nặng trĩu, tay cầm máy ảnh, tay cầm điện thoại để livestream trong một buổi tập của U19 Việt Nam.

Sau chiến thắng lừng lẫy của U23 ở Thường Châu, bóng đá được quan tâm nhiều hơn đồng nghĩa nhiều bạn trẻ mong muốn được làm truyền thông trong lĩnh vực này.

Song 2 năm trôi qua, những chiến công lịch sử cũng lùi lại phía sau. Cùng với sự thăng trầm của bóng Việt Nam những phóng viên nữ bám trụ lại với nghề cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có Huyền.

xin dung dinh kien ve phong vien nu lam the thao
 Phạm Huyền tác nghiệp trong trận đấu tại V.League 2020. Ảnh: Thanh Xuân

Phạm Thị Huyền hiện đang làm việc cho trang thể thao Sport5.vn, chuyên trang Trí Thức Trẻ - Báo điện tử Tổ quốc. Với Huyền, công việc này đến với cô không phải dễ dàng nhưng vì thích viết, chụp ảnh và quan sát nên cô quyết định theo đuổi đam mê. 2 năm gắn bó với nghề, Huyền đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và có cả những câu chuyện “dở khóc dở cười”.

“Tôi đến với thể thao đúng là một cái duyên, tôi đã thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhưng đều thấy không phù hợp. Tình cờ tôi đến với thể thao, chắc có lẽ là đúng thời điểm.

Ban đầu tôi rất tự ti vì bản thân hoàn toàn không có kiến thức về thể thao, mọi thứ cứ đi lần trong bóng tối. Có những đêm tôi bật khóc trên bàn làm việc vì quá áp lực, vì thua kém nhưng các anh chị đi trước đã chỉ bảo từng chút một, tôi đã tốt dần lên. Quãng thời gian đó, tôi rất vui vì bản thân đã không từ bỏ khi gặp khó khăn”, Huyền chia sẻ.

Công việc làm thể thao đòi hỏi không chỉ về chuyên môn mà cần có sức khỏe, thể lực để có thể tác nghiệp mọi lúc mọi nơi, nhất là trong mỗi chuyến công tác theo chân đội tuyển đi thi đấu.

“Tôi  đi cũng nhiều mà chuyến nào cũng có câu chuyện riêng. Nhưng chuyến đầu tiên đi Indonesia làm ASIAD năm 2018 thì đáng nhớ, ý nghĩa nhất với tôi. Lần đầu tiên đi công tác nước ngoài tôi ngây ngô đến mức không biết phải... đổi tiền. Đến được Indonesia rồi thì lại tiếp tục đối mặt với công việc, sự cạnh tranh trong nghề, lúc nào tôi cũng đặt mình ở trạng thái làm việc căng thẳng. 

Tôi đã khóc như mưa khi bị lạc đường, gần 10h tối bị bỏ lại ở bên đường nơi đất khách, rất may tôi gặp được một gia đình có lòng tốt đưa tôi trở về khách sạn. Về được đến phòng tôi khóc nức nở vì biết mình vẫn còn sống và mai vẫn lại được đi làm bình thường”, Huyền kể lại.

Công việc giúp những người phóng viên trẻ có thêm kinh nghiệm về cuộc sống, gặp gỡ những người bạn, được giúp đỡ, sẻ chia nhưng bên cạnh đó vẫn có những cái nhìn chưa khách quan về việc phụ nữ làm thể thao.

“Mọi người thường có định kiến về phóng viên nữ thể thao. Tôi không thích suy nghĩ phân biệt ấy, phóng viên nam và phóng viên nữ. 

xin dung dinh kien ve phong vien nu lam the thao
 Phóng viên nữ không quản ngại đội mưa tác nghiệp. Ảnh: Quỳnh Vũ

Tôi tự nhủ phải cố gắng chứng minh bản thân, cạnh tranh công bằng với phóng viên nam. Tôi cố gắng làm việc độc lập, ít nhờ vả, dựa dẫm mọi người. Đến việc nhỏ như đeo trên lưng chiếc túi trĩu nặng tôi vẫn cố gắng làm được. Nắng mưa tôi cũng không ngại việc phải ra sân tác nghiệp.

Đúng là chuyên môn về thể thao của tôi còn hạn chế nhưng tôi vẫn luôn nỗ lực và không xấu hổ về điều ấy. Phóng viên nữ cũng có thể làm được mọi việc như phóng. Phụ nữ có cái nhìn riêng và có cách làm riêng để phát triển nghề nghiệp”. Phạm Huyền tâm sự.

Phóng viên nữ gắn bó với nghề không biết bao lâu, bởi công việc là cái duyên nhưng ở Huyền là sự cầu tiến. Và cô gái nhỏ nhắn ấy chưa bao giờ ngừng đam mê, học hỏi và tôn trọng công việc của chính mình.

Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6) xin được gửi tới những nhà báo, phóng viên, biên tập viên... đặc biệt là nhà báo, phóng viên nữ những lời chúc tốt đẹp nhất, vì họ xứng đáng.

xin dung dinh kien ve phong vien nu lam the thao Phóng viên Mỹ thấy may mắn khi ở Việt Nam trong đợt dịch Covid-19
xin dung dinh kien ve phong vien nu lam the thao Hơn 60 phóng viên bị tấn công trong các cuộc biểu tình ở Mỹ
xin dung dinh kien ve phong vien nu lam the thao Đưa tin biểu tình ở Mỹ, nữ phóng viên bị trúng đạn khiến mắt trái mù vĩnh viễn

/ laodong.vn