Người tình trẻ tiết lộ, vì được ăn thường xuyên món chuột bao tử sống mà người phụ nữ ở cái tuổi thất thập cổ lai hy vẫn sung mãn vô cùng.
Người phụ nữ được nhắc tới ở đây chính là Từ Hy Thái Hậu và người tình trẻ của bà có tên là Edmund Backhous, năm đó vị thái hậu đã 67 tuổi và Edmund mới chỉ có… 29 xuân xanh.
Trong cuốn tự truyện của mình kể về cuộc tình vụng trộm với Thái hậu Từ Hy, Edmund Backhous phải thú nhận rằng chính người phụ nữ lớn tuổi này đã khiến ông có được những đam mê thực sự của nhục dục, mặc dù Edmund vốn là một đồng tính nam. Trước khi quen Từ Hy, người đàn ông này là người tình của thái giám Lý Liên Anh – một cận thần cũng là người tình bí mật của Từ Hy. Tuy nhiên sau khi cảm mến Edmund, Lý Liên Anh đã “nhường” lại chàng trai đến từ Anh quốc này cho Từ Hy vui thú.
Mặc dù chênh lệch hàng chục tuổi nhưng theo người tình ngoại quốc của bà thì Từ Hy luôn sung mãn trong chuyện chăn gối. Khi cao hứng, thậm chí bà còn bắt người tình thực hiện vô vàn những tư thế khó khiến người tình trẻ cũng bơ phờ. Bí mật để giữ gìn nhan sắc và duy trì sự dẻo dai, thỏa mãn các cuộc mây mưa của bà cũng được Edmund ghi lại.
Chân dung Từ Hy Thái Hậu
Một trong những ghi chép của Edmund được nhiều người đặc biệt chú ý là để duy trì cuộc sống phòng the sung mãn dù đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, Từ Hy thường xuyên sử dụng món Sâm Thử, một món ăn được mệnh danh là tinh hoa của trời để cải lão hoàn đồng, bổ thận tráng dương và tăng cường sức khỏe cho mỗi cuộc mây mưa. Sâm Thử chính là chuột bao tử sống được nuôi bằng sâm.
Theo sử sách Trung Hoa ghi lại thì món Sâm thử của Từ Hy được miêu tả như sau:
Vùng đất Dương Châu có một loại gạo ngon nhất lục địa Trung Hoa. Chuột đồng ở đây ăn lúa ngon nên da thịt ngon lành, sạch sẽ hơn chuột ở các nơi khác. Từ Hy Thái hậu truyền bắt hàng trăm con đem về đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng uống nước suối và những thứ thuốc bổ thận tráng dương khác, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới.
Bởi qua ba đời được nuôi bằng sâm, nhung và các loại dược liệu quý, chuột đã tích tụ đầy đủ tất cả mọi chất bổ dưỡng, tinh khiết. Lúc này, chuột con mới vừa sinh ra trông đỏ hỏn như một củ hồng sâm biết bò.
Chuột bao tử sống được mệnh danh là tinh hoa của trời để cải lão hoàn đồng
Lúc này, người ta mới lấy những con chuột bao tử của thế hệ mới này ra ăn và ăn như thế tức là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Ðông phương đặt lên hàng dầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất.
Chuyện kể rằng, trong một buổi thiết yến đại sứ Tây Ban Nha, vị này được Từ Hy mời ăn món sâm thử. Trước khi đưa ra bàn tiệc, đầu bếp nhúng từng con chuột vào trong một cái bát đựng đầy mật ong nguyên chất trộn với sâm, nhung, thuốc bổ thận. Chuột bao tử uống mật đến căng to bụng nhưng không chết. Sau đó, đầu bếp dùng một chiếc đũa đầu dẹp gạt đuôi chuột vắt trên miệng chén. Thân chuột lúc bấy giờ chìm dưới lớp mật, bụng vẫn còn thoi thóp thở để chờ… thưởng thức.
Ăn chuột bao tử được đồn đại giúp cường dương, tăng cường sinh lực đàn ông
Một đĩa con bằng ngọc được mang ra, trong đó có 1 con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hỏn và vẫn còn cựa quậy, nghĩa là con chuột bao tử này vẫn còn sống. Tất cả các quan khách đều thất kinh, nhiều người buồn nôn nhưng không dám thể hiện ra bên ngoài.
Nhìn thấy những vị khách có thái độ kỳ lạ như vậy, Từ Hy chỉ mỉm cười rồi cầm nĩa xúc con chuột bao tử ăn để “làm mẫu” cho mọi người. Con chuột kêu chi chí, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra… Hoàng đế Trung Hoa thong thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú ăn tuyệt diệu ra để cho cái thú ấy thấm nhuần trí óc và cơ thể.
Vì Từ Hy thường xuyên ăn Sâm thử nên khả năng giường chiếu rất sung mãn
Hầu hết các vị quan khách có mặt tại đó đều cảm thấy thất kinh trước món ăn được coi là “thập toàn đại bổ” của Từ Hy. Vì giữ phép lịch sự, vị đại sứ Tây Ban Nha cũng lấy hết dũng khí đưa con chuột bao tử còn sống ngoe nguẩy trong đĩa đưa lên mồm rồi nhắm mắt tống vào miệng. Tuy nhiên, khi thấy tiếng chí chí trong miệng, vị này đã nôn thốc nôn tháo, cả tháng sau không dám đụng vào một miếng thịt nào nữa.
Theo Đông y, thịt chuột đồng có vị ngọt chát, tính hơi ấm, không độc, tác dụng hàn thương, liền xương. Nó được dùng chữa trị cơ thể suy nhược, trẻ em cam tích, các vết thương, vết bỏng, gãy xương, đau lưng, nhức mỏi. Dù sử sách Trung Hoa có ghi lại việc ăn chuột bao tử giúp cường dương, tăng cường sinh lực đàn ông. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào khoa học nào chứng thực điều đó.
Vì sao hoàng đế nhà Thanh không chọn mỹ nhân làm vợ? Trong hai tiêu chuẩn chọn tú nữ thời Thanh không hề nhắc đến hai từ “xinh đẹp”. Vì sao lại có quy định kỳ lạ ... |
Bật mí về lời cuối "sấm truyền" của Từ Hy Thái Hậu Lý do người cai trị đế quốc Mãn Thanh suốt nửa thế kỷ không đánh giá cao phụ nữ xuất phát từ sự tự phụ ... |
Thái giám được Từ Hy Thái Hậu sủng ái nhất Lý Liên Anh được cho là thái giám mà Từ Hy Thái Hậu sủng ái nhất nhưng thực tế, An Đức Hải mới là người ... |
Lời trăn trối của Từ Hy Thái Hậu: Phụ nữ không được can dự chính sự Từ Hy Thái hậu, người phụ nữ quyền lực trong lịch sử phong kiến Trung Quốc trước lúc lâm chung đã dặn dò con cháu ... |