Công trình xanh đang trở thành từ khóa mà nhiều chủ đầu tư bất động sản ở Việt Nam dán nhãn dự án của mình, nhưng liệu có thực sự chất lượng?
\'Không đạt được như lời quảng cáo\'
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, các dự án chung cư gắn mác công trình xanh ở Việt Nam thi nhau được triển khai với những lời quảng cáo hoa mỹ khiến nhiều người có nhu cầu mua nhà háo hức, ước muốn sở hữu để sống trong không gian chan hòa với thiên nhiên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia thiết kế nhìn nhận, các công trình xanh ở Việt Nam hiện mới chỉ dừng ở bề nổi, còn khi đi sâu vào trong thì lại có nhiều vấn đề phức tạp khiến người ở không đạt được những điều như mong đợi.
Hiện có 5 bộ quy chuẩn đánh giá công trình xanh thường được các chủ đầu tư áp dụng tại Việt Nam là CTX (Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam); EDGE (Tổ chức Tài chính Quốc tế); LOTUS (Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam); LEED (Hội đồng Công trình Xanh Mỹ); Green Mark (Hiệp hội Công trình Xanh Singapore).
Đánh giá về những bộ quy chuẩn công trình xanh ở trên, GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội môi trường xây dựng Việt Nam cho biết:
"Các tiêu chuẩn đều giống nhau ở 6 yếu tố cơ bản mà quốc gia nào cũng phải theo, gồm: Địa điểm xây dựng công trình bền vững; sử dụng năng lượng và nước hiệu quả; sử dụng vật liệu và tài nguyên thân thiện với môi trường; chất lượng môi trường trong nhà tốt; thiết kế sáng tạo, mới mẻ".
Dự án Diamond Lotus Riverside đang được triển khai xây dựng tại quận 8, TP HCM được quảng cáo là công trình xanh mang tiêu chuẩn LEED.
Trong đó, LOTUS là bộ quy chuẩn gần với các quy định hiện hành về dự án nhà chung cư ở Việt Nam nhất vì nó được phát triển bởi tổ chức của Việt Nam.
Trong khi đó, nhiều người dân Việt Nam lại đang mê muội bởi các bộ tiêu chuẩn đến từ nước ngoài như LEED, EDGE...
Một trong những chủ đầu tư phát triển mạnh mẽ công trình xanh ở Việt Nam là Phúc Khang Corporation khi lựa chọn bộ quy chuẩn LEED cho các dự án của mình như Diamond Lotus Reverside, Rome Diamond Lotus...
Nhưng theo KTS Trần Thành Vũ - Chuyên gia tư vấn tiếp kiệm năng lượng của Tổ chức Tài chính Quốc tế, LEED là hệ thống dành cho nước Mỹ, nơi có khí hậu và điều kiện đầu tư hoàn toàn khác so với Việt Nam.
LEED rất hiệu quả tại các nước ôn đới, nhưng ở Việt Nam lại làm tăng đầu tư và hiệu quả nhỏ tới mức thời gian hoàn vốn có thể kéo dài tới… 100 năm.
Một vấn đề khác cũng được được ông Vũ chỉ ra, công trình xanh thành công ở những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam cũng không thể thiếu yếu tố này.
Đáng tiếc là ngành khoa học nhiệt công trình tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, không bắt kịp với xu hướng của thế giới. Chính vì thế, hiện tại việc phát triển công trình xanh khó có thể đạt được như lời mà các chủ đầu tư quảng cáo.
Gắn mác "công trình xanh" chỉ để bán hàng?
Có một thực tế dễ nhận thấy là công trình xanh ở Việt Nam đang có được sự hấp thu rất tốt từ thị trường. Điều đó, một phần đến từ những bộ quy chuẩn ngoại mà chủ đầu tư áp dụng cho công trình.
Ông Phạm Hồng Đức - lãnh đạo một đơn vị môi giới bất động sản ở Hà Nội nhận xét: "Người Việt Nam vẫn có tâm lý sính ngoại khi mua hàng, ngôi nhà càng được quảng cáo thiết kế hiện đại theo phong cách Châu Âu thời Phục Hưng hay áp dụng tiêu chuẩn của Mỹ, Anh... thì thường được ưu tiên lựa chọn mặc dù giá đắt hơn so với dự án cùng phân khúc".
Ông Đặng Thành Long - Giám đốc điều hành Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam cũng thừa nhận, nhiều dự án chung cư gắn mác “xanh” được thiết kế không theo tiêu chuẩn xanh nào, phần lớn phục vụ mục đích bán hàng.
“Một số dự án có thể có cây xanh hay hồ nước và dùng các đặc điểm cảnh quan này làm minh họa cho tính xanh của dự án.
Tuy nhiên, người mua nhà ít khi biết được thiết kế của các dự án này, cũng như thiết bị, vật liệu được sử dụng nên rất khó đánh giá được độ xanh của dự án”, ông Long cho biết.
Trong bối cảnh khí hậu của Việt Nam đang ngày càng ô nhiễm thì những dự án có thêm từ "xanh" hay "ECO - sinh thái" càng được nhiều người chú ý.
Nhưng các dự án này lại được đặt trong một môi trường giao thông hỗn độn, quy hoạch không đồng bộ dẫn đến lạc lõng và dần bị "xâm chiếm" bởi những điều không hay đó.
PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên, Viện Nghiên cứu và Phát triển Đô thị Xanh cho biết: "Không ít công trình tự gắn mác “xanh” đã lạm dụng sử dụng các loại vật liệu, thiết bị đắt tiền nhập khẩu từ nước ngoài có chi phí đầu tư, bảo dưỡng, vận hành lớn hay sử dụng hệ thống vách kính cho mặt tiền công trình có chi phí lớn và gây tốn kém cho điều hòa, thông gió mà thiếu đi giải pháp mang tính tổng thể nhằm giải bài toán kiến trúc đa nghiệm trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.
Một số công trình khác thì lại chưa thực sự quan tâm đến sự hợp lý về tổ chức vi khí hậu, tổ chức công năng cho phép tối ưu hóa thông gió và chiếu sáng tự nhiên.".
Tìm giải pháp bảo tồn các công trình kiến trúc cổ tại TP HCM Hội thảo "Không gian di sản", do Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM và Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc tổ chức, diễn ... |
Khai mạc triển lãm ảnh về con người và công trình dầu khí của nhà báo Nguyễn Như Phong Ngày 26/11 tại Viện Dầu khí Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm ảnh về con người và công trình dầu khí ... |
Vì sao Cổ Loa là công trình quân sự vĩ đại trong sử Việt? Thành Cổ Loa là một công trình quân sự vĩ đại và độc đáo nhất của cha ông ta buổi đầu dựng nước và giữ ... |
Cận cảnh 3 công trình \'khủng\' hơn 1 tỉ USD Quảng Ninh sắp đưa vào hoạt động 3 công trình giao thông tại Quảng Ninh, gồm: sân bay, cảng tàu du lịch quốc tế và cao tốc trị giá hơn 1 tỉ ... |
Tiến Hoàng