Giai thoại "tam cố thảo lư" nổi tiếng thời Tam Quốc chính là sự khởi đầu cho lịch sử của bộ đôi Lưu Bị-Khổng Minh, nhưng chính lúc đó Lưu Bị đã bỏ lỡ một vị cao nhân khác.
Chắc chắn đối với những người hâm mộ "Tam Quốc" đều biết đến giai thoại "tam cố thảo lư" của Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Năm đó, Lưu Bị đang đóng quân ở Tân Dã thành chống lại Tào Tháo, khao khát có được hiền tài phò tá cho ông. Sau khi quân sư đầu tiên của Lưu Bị là Từ Thứ bị Tào Tháo dùng mưu chiêu dụ, Lưu Bị càng nóng lòng tìm kiếm được nhân tài.
| |
Lưu Bị ba lần đích thân tới mời Gia Cát Lượng xuất sơn |
Khi biết được Gia Cát Lượng tự ví mình với Quản Trọng, Lưu Bị đã đích thân ba lần tới cầu kiến. Bị động lòng trước thành ý của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã quyết định xuống núi và mang đến cho Lưu Bị một chiến lược "Long Trung đối sách" trứ danh. Nhưng cũng chính vào lúc đó, Lưu Bị đã bỏ lỡ một vị cao nhân khác, đó là ai?
Trước hết, chúng ta cùng lí giải tại sao Lưu Bị lại khao khát có được một quân sư tài ba có thể giúp ông đưa ra kế sách chiến lược.
Bản thân Lưu Bị vốn mang dòng máu Hoàng gia, nhưng đến ông ánh hào quang đó trở nên vô dụng chỉ có thể sống như thường dân áo vải. Sự nghiệp của Lưu Bị bắt đàu bằng việc tham gia trấn áp loạn Khăn vàng, nhưng tham vọng của ông không chỉ có vậy.
| |
Lưu Bị mang trong mình dòng máu hoàng gia nhưng khởi đầu sự nghiệp rất khó khăn |
Ở Từ Châu là lúc Lưu Bị có một địa bàn thực sự để có thể tranh đấu thiên hạ nhưng lại rất nhanh chóng bị Tào Tháo đánh bại mất đi Từ Châu. Thời gian này Lưu Bị chạy đi nương tựa các Lộ chư hầu, nhưng các Lộ chư hầu chỉ coi ông như một "họng súng" để lợi dụng chứ không hoàn toàn tin tưởng.
Lưu Bị trước khi gặp được Từ Thứ có thể nói là bại nhiều thắng ít, luôn luôn bị Tào Tháo áp chế. Sau khi gặp được Từ Thứ, không ngờ Từ Thứ lại có thể giúp Lưu Bị dùng nhu thắng cương, đánh bại đại tướng Tào Nhân.
Đến lúc này Lưu Bị mới nhận ra tầm quan trọng của một quân sư có mưu đồ sách lược, đó cũng là nguyên nhân sau này đích thân Lưu Bị "tam cố thảo lư" mời bằng được Khổng Minh xuống núi phò tá.
Tuy nhiên, việc này có liên quan gì đến vị cao nhân kia? Vị cao nhân kia là ai? Thực ra Lưu Bị đã từng gặp người đó, ông là Thôi Châu Bình.
| |
Thôi Châu Bình có thực lực và địa vị rất lớn |
Thôi Châu Bình hồi trẻ rất thích kết giao với anh hùng thiên hạ, cũng giống với Từ Thứ là một hiệp sĩ thích ngao du thiên hạ. Nhưng sau khi trải quả loạn Khăn vàng, Hán triều rơi vào cảnh dân chúng lầm than, quan viên hủ bại. Hai người họ đều cho rằng chỉ có học cách thao lược trị quốc điều binh mới có thể nuôi được trí lớn, vì thế mới bỏ võ học văn, tập trung học binh pháp chiến lược.
Thôi Châu Bình có phụ thân là Thái úy Hán triều, nên sau khi học hành có thành quả liền được nhậm chức Trung Lang Tướng, không lâu sau thì được làm Thái thú. Lúc ông còn tại vị đã có những đóng góp rất lớn cho việc xây dựng chính trị và quân đội địa phương, dân chúng nể phục. Trong thời gian 18 Lộ chư hầu nổi dậy chống Đổng Trác, chính ông là người đưa ra kế sách chiến lược cho vị chư hầu lớn nhất, Viên Thiệu. Như vậy có thể thấy rằng thực lực và địa vị của ông rất lớn.
Sau khi đánh bại được Đổng Trác, Thôi Châu Bình nghĩ rằng thiên hạ đã thái bình, nhưng chuyện không dừng lại ở đó. Các chư hầu bắt đầu chinh phạt lẫn nhau, ông quá tuyệt vọng đành trực tiếp từ quan, đi về Kinh Châu, kết giao với các nhân sĩ bằng hữu.
| |
Lưu Bị đã có dịp thỉnh giáo Thôi Châu Bình trong lần thứ hai đến gặp Gia Cát Lượng |
Trong lúc Lưu Bị lần thứ hai đến mời Gia Cát Lượng phò tá đã gặp Thôi Châu Bình. Lưu Bị cũng đã được tham khảo ý kiến của Thôi Châu Bình và ông cũng có dịp đánh giá sự độ lượng và tầm nhìn của Lưu Bị.
Thậm chí lúc đó Thôi Châu Bình đã đưa ra lời dự báo về thất bại của Gia Cát Lượng:"Thuận trời thì an nhàn, trái trời thì vất vả, số đã định, thì không chống lại được". Chỉ tiếc là lúc này, Lưu Bị một lòng hướng về Gia Cát Lượng, hoàn toàn không chú ý rằng còn có một nhân tài như vậy. Rất lâu sau này khi Lưu Bị nhớ lại chuyện đó mới thấy hối hận day dứt.
Trong lịch sử những cao nhân thường thích kiểm tra các quân chủ như vậy, hoặc là quan sát năng lực và đức hạnh của vị quân chủ đó có đáng để họ phò tá hay không. Gia Cát Lượng cũng vậy, Thôi Châu Bình cũng như thế.
Chỉ khác là Lưu Bị là một lòng cảm phục Gia Cát Lượng, và Gia Cát Lượng để báo đáp ân tình đó cũng đang giúp Lưu Bị xây dựng chính quyền Thục Hán. Lưu Bị không chú ý đến tài năng của Thôi Châu Bính nên đã bỏ lỡ một vị cao nhân như vậy.
Hoa Anh Thịnh (Theo Sohu)
Tào Tháo, Lưu Bị, Đường Tăng - 3 kiểu ông chủ điển hình trong xã hội Nói một cách đơn giản thì chọn Lưu Bị thì dựa vào may mắn, chọn Thào Tháo dựa vào năng lực, còn lựa Đường Tăng ... |
Vì sao dũng tướng Triệu Vân bị Lưu Bị "bạc đãi" mấy chục năm ròng? Triệu Vân là một tướng giỏi, tại sao suốt mấy chục năm trời, ông lại không được Lưu Bị trọng dụng? Cho tới khi Lưu ... |
Quan hệ thông gia chồng chéo giữa 2 địch thủ Lưu Bị - Tào Tháo Lưu Bị và Tào Tháo là 2 thủ lĩnh quân phiệt nổi tiếng thời Tam Quốc. Cuộc đời của 2 nhân vật này có biết ... |