Việc mai táng người đã khuất ở Ghana có thể kéo dài tới vài tháng, thậm chí hàng năm trời.
Ở hầu hết các quốc gia, đám tang người đã khuất thường chỉ kéo dài trong vài ngày sau cái chết. Nhưng ở quốc gia châu Phi như Ghana, việc chôn cất không hề dễ dàng như vậy. Người ta có thể kéo dài tang lễ tới hàng tháng, thậm chí nhiều năm để chuẩn bị.
Hủ tục này được người Ghana lưu giữ từ nhiều đời nay. Cũng chính vì vậy, khi người chết nằm xuống, thi thể của họ được đưa vào nhà xác bảo quản lạnh, đợi thân quyến hoàn thành các thủ tục mới được đem chôn.
Sở dĩ hủ tục mai táng kéo dài như vậy do người Ghana ảnh hưởng từ văn hóa gia đình tại một số quốc gia châu Phi. Cụ thể, người Ghana quan niệm, khi còn sống, mỗi người thuộc về gia đình nhỏ, gồm bố mẹ, anh chị em, con gái hoặc vợ chồng của họ. Tuy nhiên, khi chết đi, thi thể của họ thuộc về cả dòng tộc. Bởi vậy, khi chưa tập hợp đầy đủ thành viên trong dòng tộc, tang lễ chưa thể diễn ra.
Hủ tục này được coi rất kỳ lạ. Bởi thậm chí, có những trường hợp, người đã khuất và người họ hàng xa có khi không gặp gỡ và nói chuyện hàng thập kỷ. Khi một người qua đời, cái chết của họ được thông tin tới tất cả họ hàng. Nhưng chỉ người thân được xem là ruột thịt mới có quyền quyết định tang lễ diễn ra thế nào. Và việc thông qua ý kiến của toàn bộ dòng tộc, đám tang mới tiến hành. Do vậy, việc kéo dài vài tháng, thậm chí hàng năm là điều dễ hiểu.
Người Ghana luôn chôn cất người đã khuất bằng những chiếc quan tài được trang trí rất cầu kỳ |
Bà Elizabeth Ohene, nhà báo đồng thời là một chính trị gia người Ghana, là người từng nhiều lần lên tiếng về hủ tục chôn cất người đã khuất. Bà cho rằng, việc để thi thể người chết trong nhà xác hàng tháng trời là điều cần thay đổi. Nhưng tới nay, nỗ lực của bà chưa thành công.
Cách đây không lâu, báo chí ở Ghana vừa đưa tin về trường hợp một người đàn ông nằm trong nhà xác suốt 6 năm nhưng vẫn chưa được chôn cất vì dòng tộc gia đình này chưa quyết định được ai là người đứng ra cử hành tang lễ. Tuy nhiên, vụ việc này không gây nhiều chú ý trong dư luận Ghana, bởi tại quốc gia này, đây không phải trường hợp hiếm.
Đôi khi do phải thiết kế quan tài quá cầu kỳ, hoặc chưa đồng thuận được việc hạ huyệt tại đâu, thậm chí xây lại nhà cửa của người đã khuất đàng hoàng, là một trong những lý do khiến người chết cứ nằm mãi trong nhà xác mà không được chôn.
Có thể thấy, lý do trì hoãn đám tang dường như vô hạn. Và chính trị gia Ohene cho rằng, giải pháp tốt nhất đó là chỉ để người thân thích lo chuyện hậu sự thì mọi việc sẽ giải quyết đơn giản, gọn nhẹ hơn.
Bản thân bà Ohene cũng trải qua câu chuyện đau đầu liên quan tới hủ tục này. Trước đó, bà đã chôn cất người mẹ ruột thọ 90 tuổi của mình sau 3 tuần nằm trong nhà xác. Tuy nhiên, thời gian quá chóng vánh khiến nhiều người trong làng chỉ trích và cho rằng đó là biểu hiện thiếu tôn trọng người đã khuất.
Một nghi thức trong tang lễ của người Ghana |
“Tôi từng dự đám tang của một chính trị gia nổi tiếng, ông Nana Akenten Appiah-Menka. Hồ sơ tang lễ của ông dày cả thảy 226 trang giấy, bao gồm thời gian sống suốt 84 năm”, bà kể lại.
Sau quá trình nghiên cứu về hủ tục tang lễ tại đất nước mình, bà Ohene cho rằng, nguyên nhân chính do việc làm lạnh ở nhà xác.
“Trước kia, chúng tôi vẫn chôn người chết chỉ sau 2-3 ngày. Nhưng bây giờ có nhà xác giữ lạnh thi thể người chết, nên việc chôn cất có thể kéo dài hơn. Nếu không có nhà xác, người Ghana không thể giữ thi thể lâu đến vậy. Bởi thế, hủ tục này trở nên phổ biến hơn”.
Venezuela chôn tập thể các nạn nhân trong vụ cháy nhà tù Nhiều nạn nhân chết cháy trong cuộc bạo loạn tại một đồn cảnh sát ở Venezuela phải mai táng chung huyệt. |
Châu Á tìm đến "an táng xanh" Sự quá tải của các nghĩa trang, chi phí đắt đỏ và dân số già đi buộc người dân khắp châu Á thay đổi cách ... |
Hủ tục thì phải loại bỏ “Xin hỏi giới trí thức Việt Nam hiện tại tìm thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách ... |