Lịch sử nước ta từng xuất hiện những cặp vợ chồng tài sắc vẹn toàn, tình yêu son sắt với thời gian.

Trong số đó, những cặp vợ chồng như Trưng Trắc - Thi Sách, Lý Thánh Tông - Nguyên phi Ỷ Lan, Nguyễn Huệ - Ngọc Hân, Trần Quang Diệu - Bùi Thị Xuân là tiêu biểu nhất.

Thi Sách và Trưng Trắc

Thi Sách và Trưng Trắc là cặp vợ chồng nổi tiếng nhất trong buổi đầu lịch sử dân tộc. Họ là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, thương nòi.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thi Sách vốn là con trai của lạc tướng Chu Diên, còn Trưng Trắc là con gái của lạc tướng Mê Linh. Năm 20 tuổi, Thi Sách cưới Trưng Trắc làm vợ.

Năm 34, Tô Định sang thay Tích Quang làm thái thú quận Giao Chỉ, vừa tham lam, lại rất độc ác. Trước sự tàn bạo của viên quan người Hán, Thi Sách gửi thư cảnh báo, Tô Định không những không nghe mà còn đem quân đàn áp, giết Thi Sách.

Căm thù trước nợ nước, thù nhà, Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa vào năm 40 với mục đích: “Một xin rửa sạch nước thù / Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng / Ba kẻo oan ức lòng chồng / Bốn xin vỏn vẹn sở công lênh này”.

Hai Bà Trưng đã đánh tan quân của Tô Định, giành lại độc lập cho dân tộc trong một thời gian, cho đến khi cả hai bà đều hy sinh lẫm liệt ba năm sau đó.

Lý Thánh Tông - Nguyên phi Ỷ Lan

Đây là cặp vợ chồng nổi tiếng đức độ trong sử Việt, một người là hoàng đế, một là hoàng thái hậu. Tài năng, đức độ của họ đã đem lại rất nhiều lợi ích cho muôn dân, đất nước.

Trong khi Lý Thánh Tông là vị vua anh minh bậc nhất triều Lý, ngày đêm vì nước, vì dân, Nguyên phi Ỷ Lan dù chỉ xuất thân là cô gái hái dâu tầm thường, nhưng bằng tài đức của mình, bà đã trở thành một trong những phụ nữ có nhiều đóng góp lớn cho dân tộc.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, "tục truyền, vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân...".

Sau khi vào cung, khác với những cung tần khác, Ỷ Lan không ăn chơi hưởng thụ. Bà chăm đọc sách thánh hiền, nâng cao hiểu biết.

Chính nhờ kiến thức tích lũy được, bà đã có đến 2 lần thay vua nhiếp chính. Lần đầu là khi vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành và lần thứ hai là sau khi vua qua đời, trong khi vua nối ngôi (Lý Nhân Tông) còn nhỏ tuổi.

Nguyễn Huệ - Ngọc Hân

nhung cap vo chong noi tieng nhat lich su viet nam

Hình minh họa vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân.

Dù hàng trăm năm đã trôi qua, đến nay, dân gian vẫn còn lưu truyền rất nhiều giai thoại về mối tình đẹp giữa công chúa Ngọc Hân và Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) còn gọi là Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu, là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn. Bà là con gái thứ chín của vua Lê Hiển Tông, nổi tiếng vì đẹp người, đẹp nết, tính tình hiền hậu.

Vua Quang Trung là vị anh hùng áo vải của dân tộc, văn võ kiệt xuất và là vị minh quân, gần gũi nhân dân.

Điều đáng tiếc nhất cho cặp vợ chồng Ngọc Hân - Quang Trung là hoàng đế vĩ đại qua đời đột ngột khi còn quá trẻ (39 tuổi). Sự ra đi của ông khiến nhà Tây Sơn mất phương hướng và sụp đổ không lâu sau đó, còn Ngọc Hân công chúa vì quá đau buồn nên cũng lâm bệnh qua đời.

Trần Quang Diệu - Bùi Thị Xuân

Nếu xét về mặt võ công, đây chính là cặp vợ chồng nổi tiếng nhất sử Việt. Trong khi Trần Quang Diệu đi từ anh hùng thời loạn đến vị thái phó lừng danh của vương triều Tây Sơn, Bùi Thị Xuân cũng không hề kém cạnh người chồng nổi tiếng của mình. Bà chính là một trong Tây Sơn ngũ Phụng thư, nữ đô đốc duy nhất, chỉ huy tối cao của đội quân voi nổi tiếng.

Vợ chồng Trần Quang Diệu đã đi suốt hành trình của nhà Tây Sơn, từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Suốt 30 năm trời, họ vào sinh ra tử, lập biết bao chiến công cho đất nước như chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).

Không chỉ giỏi võ công, Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu còn nổi tiếng với tình yêu chung thủy son sắt. Phút cuối cuộc đời, người phụ nữ tài sắc vẹn toàn đã quyết định ở lại bên Trần Quang Diệu để cùng chồng sống chết chứ tuyệt đối không bỏ chạy trước sự truy đuổi của quân nhà Nguyễn.

Gia đình bà cuối cùng đã hy sinh lẫm liệt, cũng như lòng trung thành của họ không bao giờ thay đổi.

nhung cap vo chong noi tieng nhat lich su viet nam Hổ tướng nào giáo đâm thủng đùi không đau?

Ông là một trong những tướng hàng đầu trong sử Việt. Vì mải nghĩ kế đánh giặc, ông bị quân lính đâm thủng đùi vẫn ...

nhung cap vo chong noi tieng nhat lich su viet nam Lịch sử Việt Nam có mấy bản tuyên ngôn độc lập?

Trong cuốn "Góp phần tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh" của nhà nghiên cứu Nguyễn Thành, ông khẳng định "Bình Ngô đại ...

nhung cap vo chong noi tieng nhat lich su viet nam Võ sĩ ngày xưa thi đấu như thế nào?

Di tích đền thờ Võ Thánh Miếu hiện nay ở huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên - Huế vẫn còn 5 tấm bia đá khắc tên ...

/ http://danviet.vn