Hàn Quốc có thể sửa đổi chương trình miễn trừ quân sự cho các vận động viên trong bối cảnh nhiều người kêu gọi quy định chặt chẽ hơn, sau khi các đội bóng chày và bóng đá của nước này giành được huy chương vàng tại Asian Games.
Nghĩa vụ quân sự là vấn đề rất gây tranh cãi tại Hàn Quốc, nơi những người nam giới sẽ phải đi nghĩa vụ quân sự trong 21 tháng trước sinh nhật lần thứ 28.
Tuy nhiên, từ những năm 1970, Hàn Quốc ra quy định miễn trừ nghĩa vụ quân sự đối với các vận động viên vô địch ASIAD hoặc đoạt HCĐ Olympic trở lên, trong nỗ lực đưa Hàn Quốc trở thành một cường quốc thể thao và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Son Heung Minh cùng đội tuyển bóng đá bảo vệ thành công chức vô địch ASIAD.
Có điều, nhiều người Hàn Quốc trong những năm gần đây đã kêu gọi bãi bỏ quy định miễn trừ và đặt câu hỏi về tính công bằng của nó trong bối cảnh công chúng đang khao khát chấm dứt đặc quyền và sự thiên vị trong mọi tầng lớp xã hội.
Việc các tuyển thủ bóng chày được miễn nghĩa vụ gây tranh cãi bởi đội hình tham dự ASIAD tập hợp những vận động viên chuyên nghiệp, trong khi các nước khác như Nhật Bản và Trung Quốc chỉ cử những tài năng trẻ, khiến cơ hội đoạt huy chương vàng của Hàn Quốc cao hơn.
Ngay cả đội tuyển bóng đá Olympic Hàn Quốc vô địch và giành tấm HCV ASIAD cũng chịu nhiều phản ứng trái chiều về việc này.
"Chúng tôi đang lên kế hoạch đánh giá lại một cách toàn diện trong lĩnh vực thể thao và nghệ thuật. Quân đội đang thiếu nhân lực nên chúng tôi sẽ xem xét liệu chương trình miễn nghĩa vụ quân sự có công bằng hay không", Yonhap dẫn lời Ki Chan-soo, lãnh đạo Cơ quan Quân lực (MMA) thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, hôm qua cho biết khi đề cập tới khả năng sửa đổi quy định miễn nghĩa vụ quân sự cho các vận động viên đạt thành tích cao.
Một quan chức khác của MMA tiết lộ, Ki chỉ đưa ra tuyên bố "theo nguyên tắc" để trả lời thắc mắc gần đây của truyền thông và quốc hội, mà chưa có kế hoạch xem xét cụ thể nào.
Bộ Quốc phòng cũng cho biết hiện nay họ không có ý định thay đổi bất cứ quy tắc nào, nhưng sẽ tham vấn trong nội bộ về vấn đề này.
Ở một diễn biến khác, nhà lập pháp đối lập, Ha Tae-keung thì kêu gọi quy định miễn trừ quân sự nên mở rộng ra nhiều ngành nghề như K-Pop Boybands (những ban nhạc nam Hàn Quốc).
Theo ông Ha, một nghệ sỹ đứng đầu hoặc thứ hai một cuộc thi quốc tế do nhà nước chỉ định tham dự có thể được hưởng đặc quyền này. Ông cũng cho rằng, nên mở rộng với những lĩnh vực khác nhưng ở một mức cao hơn như là đứng đầu thế giới, chứ không phải châu Á.
Ông Lee Kee-heung, Chủ tịch Ủy ban Olympic Hàn Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất rằng, các vận động viên sẽ được một số điểm nhất định từ các cuộc thi quốc tế và nếu đạt đến mốc điểm cố định, sẽ được miễn trừ quân sự như một biện pháp nhằm ngăn chặn việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Trong trường hợp vấn đề đang nóng này đưa ra bàn thảo và nhận được sự ủng hộ đông đảo của dân chúng, chính phủ Hàn Quốc sẽ bỏ quyền miễn trừ quân sự.
Điều này đồng nghĩa tiền đạo Heung Min Son hoàn toàn có nguy cơ phải vào lính, bởi năm nay chân sút đang khoác áo Tottenham vừa cùng Olympic Hàn Quốc bảo vệ thành công chức vô địch ASIAD, mới 26 tuổi.
Sau Son Heung-min, Hàn Quốc có thể không còn miễn nghĩa vụ quân sự Một số người kêu gọi xóa bỏ chính sách miễn nghĩa vụ quân sự, đặt câu hỏi về sự công bằng trong thời đại mà ... |
Son Heung-min trở thành cảm hứng chế ảnh khi thoát nghĩa vụ quân sự ĐT Olympic Hàn Quốc vừa bảo vệ thành công chức vô địch ASIAD. Điều đó đồng nghĩa Son Heung-min và các đồng đội sẽ được ... |
Truyền thông châu Âu nói gì sau màn "trốn nghĩa vụ" của Son Heung-min? Mang về vinh quang cho tổ quốc, tránh cho sự nghiệp khỏi gián đoạn vì nghĩa vụ quân sự, Son Heung-min trải qua một trận ... |
Olympic Hàn Quốc giành HCV ASIAD, Son Heung-min thoát nghĩa vụ quân sự ĐT Olympic Hàn Quốc bảo vệ thành công huy chương vàng bóng đá nam ASIAD. Sự nghiệp của Son Heung-min cùng đồng đội sẽ không ... |