Trên phim ảnh, mọi người thường thấy những người lính khí thế phi phàm, dũng cảm lao về phía trước như là không sợ hy sinh. Vậy điều gì khiến họ có sự dũng cảm như vậy?
Trước hết, khi tân binh vừa mới nhập ngũ, cái họ được tiếp thu đầu tiên chính là giáo dục tư tưởng khiến họ có niềm tin. Mặt khác, trên chiến trường, mỗi vị chỉ huy, nhỏ là tiểu đội trưởng, lớn đến tư lệnh, đều có nhiệm vụ đôn đốc, giám sát người khác. Bạn xông lên phía trước thì được nhưng nếu bạn quay đầu chạy lại thì họ có thể bắn bỏ bạn. Chết quang vinh và chết nhục nhã, liệt sĩ và đào binh, người thông minh đương nhiên biết nên chọn thế nào.
Ảnh minh họa.
Thêm nữa, binh sỹ cũng là những người có tình cảm. Mọi người đều ở trong quân đội nên đều là anh em đồng sinh cộng tử. Nếu anh em của mình bị giết thì trong đầu của họ chỉ có hai chữ báo thù. Để báo thù, họ đương nhiên sẽ nhất tề xung phong khi có lệnh.
Một điều nữa là: trên chiến trường, quân địch đánh xong sẽ không bỏ đi ngay mà họ sẽ đi kiểm tra, thấy ai còn có vẻ vẫn thở sẽ bắn hoặc đâm lưỡi lê. Trong tình huống này, liệu còn ai nghĩ đến việc giả chết? Trong trường hợp quân địch bị thua, những người giả chết bị phát hiện sẽ bị ra tòa án binh, khi đó thì những người này cũng khổ sở, sống không bằng chết.
Do đó, bất kể là trên điện ảnh hay trên chiến trường thực sự, binh sỹ đều chạy về phía trước. Bởi vì chạy về phía trước không nhất định sẽ sống nhưng nếu chạy về phía sau thì có đến 8, 9 phần là sống không được.
Vô dụng như “xe buýt” của quân đội Mỹ trên Chiến trường Việt Nam Nặng nề, chậm chạp và vô dụng đó là những gì lính Mỹ mô tả về LVTP-5 - chiếc "xe buýt" của họ trên chiến ... |
Cựu binh Mỹ trở lại chiến trường xưa kéo vĩ cầm tưởng niệm nạn nhân thảm sát Sơn Mỹ Cách đây 51 năm, 504 người làng Sơn Mỹ bị lính Mỹ thảm sát dã man, hôm nay Mike Boehm- cựu binh Mỹ tấu khúc ... |
Bi tráng Gạc Ma Ngày 14/3/1988, Trung Quốc tấn công, xâm chiếm cụm đá Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao (quần đảo Trường Sa), bắn chìm 2 ... |