Được sủng ái, được mang thai sinh hoàng tử, củng cố địa vị và mang lại lợi ích to lớn cho gia tộc là điều mà mỗi phi tần trong hậu cung đều hướng tới.
Trong tình cảnh "tăng nhiều cháo thiếu", hàng ngàn mỹ nhân mà vua lại chỉ có một, dù sắp hàng lần lượt thì có khi cũng phải đợi đến nhiều năm như vậy, mỗi phi tần đều dùng hết thủ đoạn để lôi cuốn sự chú ý của nhà vua.
Ngoài việc chăm chút cho vẻ ngoài để quyến rũ Hoàng đế, hối lộ thái giám thân cận nhằm gian lận trong việc sắp thẻ bài "thị tẩm"... thì họ còn tìm cách diệt trừ những tình địch có khả năng gây ảnh hưởng đến mình.
| |
Đạt được sự sủng ái của Hoàng đế để có quyền lực chốn hậu cung là điều mỗi phi tần đều mong muốn. |
Do chế độ phân cấp rõ ràng nơi hậu cung, những phi tần có cấp bậc cao hơn không chỉ được hưởng chế độ đãi ngộ tốt hơn mà còn có quyền trừng phạt những phi tần cấp thấp hơn mình.
Cùng cấp phi tần nhưng người nào được vua sủng ái hơn thì người đó được coi trọng hơn, nhiều người nịnh bợ hơn, kể cả những phi tần cấp cao cũng không dám tìm cớ xử phạt hay trách tội.
"Lời nói bên gối" (thổi gối đầu phong), là cách mà mọi người tin rằng những phi tần được sủng ái có thể gây ảnh hưởng dù ít dù nhiều đến Hoàng đế. Nhờ vậy mà người thân thích của phi tần này sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn ở chốn quan trường.
| |
Phi tần sinh được con trai sẽ được củng cố địa vị trong chốn hậu cung. |
Được sủng ái, thị tẩm nhiều đồng nghĩa với việc có nhiều khả năng mang thai. Nếu sinh được hoàng tử thì sẽ "mẫu bằng tử quý" (nhờ con được ban lộc), phi tần được tăng cấp bậc, được Hoàng gia coi trọng thậm chí có cơ hội trở thành thái hậu nếu con mình cạnh tranh ngai vàng thành công. Nếu có phạm lỗi, nể mặt hoàng tử, họ cũng sẽ chỉ chịu mức xử phạt nhẹ hơn bình thường.
Kể cả nếu không có tham vọng làm Hoàng đế thì sau khi Hoàng đế băng hà, hoàng tử sẽ được phong làm vương gia, có quyền đón thái phi (mẹ đẻ) ra phủ đệ hay đưa đến đất phong (lãnh địa được chia) để dưỡng lão, hưởng phúc tuổi già con cháu vòng quanh.
Những phi tần không có con cái thì sau khi Hoàng đế băng hà, họ sẽ phải chịu 3 kết cục tàn khốc.
Thứ nhất, phải xuống tóc làm ni cô. Vì có sự đổi ngôi, trừ vị phi tử may mắn là mẹ hoàng đế, thăng lên làm thái hậu cao cao tại thượng, hay có hoàng tử nguyện đón ra ngoài cung dưỡng lão, còn lại toàn bộ hậu cung phải thay đổi. Một số bị đuổi ra ngoài, một số bị hạ xuống là nô tài, số khác phải vào ở trong chùa, trong miếu, xuống tóc đi tu, sống cuộc đời cô quạnh dài đằng đẵng, không có chút tương lai.
Cách thứ hai, phải tuẫn táng theo hoàng đế. Tình huống nảy xảy ra ở một số triều đại. Có hoàng đế chỉ chọn những phi tử mà khi còn sống mình sủng ái để tuẫn táng theo. Tuy nhiên cũng có hoàng đế yêu cầu tuẫn táng hoàn bộ hậu cung, tránh gây nghiệp xấu sau này. Lúc này, các phi tần dù có sợ hãi, kêu khóc cũng không thoát khỏi số kiếp bị ép chết một cách tàn nhẫn nhất.
| |
Những phi tần không được sủng ái, không có con cái sẽ phải chịu số phận bi đát sau khi Hoàng đến băng hà. |
Điều này là cực kì tàn khốc vì rất nhiều người trong số họ vẫn còn rất trẻ tuổi, vẫn còn quãng thời gian rất dài ở phía trước nhưng không còn bất kì cơ hội nào cho họ nữa.
Điều thứ ba, chính là không được sủng hoặc được sủng rồi lại thất sủng. Có những vị phi tử, mang tiếng là vợ vua nhưng cả đời chưa từng được hoàng đế chạm vào người, thậm chí cũng chưa từng nhìn thấy mặt hoàng đế. Nhiều người nghĩ rằng điều này khó có thật, có thể bị cường điệu hóa thế nhưng trong lịch sử, thực sự có những vị phi tử như vậy.
Những vị phi tử này, lấy chồng cũng như không lấy, chỉ có thể sống cả đời mòn mỏi trong cung, cô độc, lạnh lẽo. Một ngày hoàng đế băng hà, những vị phi tử này sẽ được triều đình ban cho một khoản bạc rồi thả tự do, muốn đi đâu thì đi. Đáng tiếc, lúc này xuân tàn, nhan sắc phôi phai, họ cũng chỉ có thể sống một kiếp tủi phận.
Theo luật lệ của Mãn Thanh, các phi tần từng hầu hạ Tiên đế sẽ không được gặp mặt vị Hoàng đế mới cho tới trước năm họ tròn 50 tuổi. Luật định này được đặt ra để hạn chế phát sinh những mối quan hệ trái với luân thường đạo lý giữa hậu phi đời trước và Hoàng đế đời này.
Thực tế, khi Hoàng đế đã đứng tuổi, họ vẫn được tuyển những phi tần mười mấy tuổi hoa vào cung. Do vậy, sau khi Hoàng đế băng hà, rất nhiều người trong số họ còn tuổi trẻ.
| |
Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng từ địa vị là cung nữ của Đường Cao Tổ. |
Lịch sử đã từng ghi lại trường hợp của Võ Tắc Thiên. Vốn là phi tần của Đường Cao Tổ Lý Thế Dân nhưng nhờ lọt vào mắt xanh của hoàng tử Lý Trị nên được thu xếp giả đi tu. Sau này khi tiên đế băng hà, bà được Đường Cao Tông Lý Trị triệu hồi từ am ni cô vào cung và trở thành phi tần được sủng ái. Từ đó, Võ Tắc Thiên đã bắt đầu hành trình diệt trừ tình địch, thâu tóm quyền lực để trở thành nữ Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Đó là lý do tại sao chốn hậu cung chưa bao giờ thật sự bình yên. Ẩn dấu dưới vẻ ngoài xa hoa, hào nhoáng luôn là những âm mưu, thủ đoạn, thậm chí là tính mạng đến từ những người phụ nữ dù vô ý hay cố tình trở thành mỹ nhân của Hoàng đế triều đình phong kiến.
Minh Khôi
Quy tắc ngầm khiến các phi tần, cung nữ sợ đến “kinh hồn bạt vía” Không thua kém triều đình, hậu cung được tổ chức phức tạp, với những cạnh tranh, mưu đồ thôn tính nhau đầy khắc nghiệt với ... |
Phi tần được sủng ái bậc nhất cũng run sợ vì 3 điều này Lịch sử vẫn có câu, nhà đế vương không có tình cảm, cha con cũng chưa hẳn đã có tình thân, huống chi là tình ... |
Hé lộ phi tần đứng vững nhất trong chốn hậu cung Càn Long Lấy Càn Long từ năm 13 tuổi và sinh hạ cho Hoàng đế này một Hoàng tử duy nhất nhưng vị hoàng tử đó cũng ... |