Câu hỏi đặt ra là thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đề xuất liên quan gì đến việc Tehran buộc phải rút quân khỏi Syria?
Mỹ đã đưa ra danh sách 12 yêu cầu buộc Iran phải thực hiện để tiến tới một thỏa thuận hạt nhân mới. Câu hỏi đặt ra là thỏa thuận hạt nhân liên quan gì đến việc Tehran buộc phải rút quân khỏi Syria?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. |
Hạt nhân liên quan gì đến Syria?
Mỹ đã gửi tối hậu thư gồm 12 yêu cầu dành cho Iran để tiến tới một thỏa thuận hạt nhân mới. Dẫu vậy, với một trong những điều kiện trong đó là Iran phải rút lực lượng ra khỏi Syria, một điều kiện mà không chỉ Tehran mà còn nhiều người đặt ra câu hỏi về sự liên quan.
Theo giới phân tích, bản danh sách 12 điều từ phía Mỹ sẽ không mang đến hiệu quả thực tế.
Ngày 22/5, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã khẳng định lại lập trường của Nhà Trắng về thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và 6 cường quốc thế giới năm 2015 là một “thỏa thuận thất bại”.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã hành động bằng việc rút Mỹ khỏi thỏa thuận vào đầu tháng này. Ông Pompeo khẳng định, một thỏa thuận mới sẽ được đưa ra, trong đó đặt ra 12 “yêu cầu cơ bản” mà Iran phải tuân thủ.
Nhiều điều kiện trong số đó có thể dự đoán được, như yêu cầu Tehran “ngừng làm giàu uranium, hay tái chế plutonium, bởi rõ ràng, nó có liên quan đến mục đích chính của Mỹ và công việc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong thỏa thuận sáu bên trước đó.
Tuy nhiên, Mỹ có một yêu cầu kỳ lạ khác được đưa vào tối hậu thư mà hoàn toàn không liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Cụ thể đó là: "Iran phải rút tất cả các lực lượng ra khỏi Syria".
Có một điều thực tế rằng, lực lượng Iran đã được Chính phủ Syria mời đến giúp đỡ chống lại khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) - trong khi quân đội Mỹ - vốn đang mắc kẹt vào vũng lầy ở Syria thì không.
"Không ai mời họ đến đó", Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cho biết vào tháng 2, nhắc nhở thế giới rằng sự hiện diện của Washington là bất hợp pháp.
Không khó để đoán được rằng Chính phủ Syria muốn giữ lại lực lượng của Iran và những người mà họ muốn rời đi phải là những lực lượng liên quan tới Mỹ và phương Tây.
Một yêu cầu khác của Mỹ tiếp tục được cho là vô lý đó là: Iran phải "tôn trọng chủ quyền của chính phủ Iraq và cho phép giải giáp, giải ngũ và tái hòa nhập các dân quân Shia".
Cũng giống như ở Syria, quân Iran đang ở Iraq với sự chấp thuận của Baghdad, và Lực lượng huy động nhân dân (PMF) - được tuyên bố là một phần của bộ máy an ninh Iraq - thậm chí còn nhận được tài trợ và đào tạo từ Iran. Vậy tại sao lực lượng Iran bắt buộc cần phải giải tán và rời đi?
Bên cạnh đó, Mỹ dường như quá tự tin trong việc tự ý xây dựng một thỏa thuận theo ý riêng của mình - mặc dù Washington là bên duy nhất rút khỏi thỏa thuận ban đầu. Các bên ký kết khác - Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nga - vẫn cam kết với thỏa thuận JCPOA năm 2015.
IAEA – cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra sự tuân thủ của Iran theo thỏa thuận - đã nhiều lần tuyên bố rằng Tehran đang thực hiện đúng các cam kết của mình.
Tuy nhiên, Mỹ dường như đã cố tình bỏ qua vai trò chuyên môn của cơ quan giám sát quốc tế này bằng cách, tự đặt ra quy trình để buộc IAEA phải làm theo ý mình trong hoạt động giám sát Iran.
“Đầu tiên, Iran phải công khai với IAEA toàn bộ về mục đích quân sự của chương trình hạt nhân trước đây và vĩnh viễn từ bỏ mục tiêu đó. Thứ hai, Iran phải ngừng làm giàu uranium và không tái chế plutonium. Thứ ba, Iran phải cho phép IAEA tiếp cận không hạn chế các cơ sở hạt nhân trên khắp nước này”, theo tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo.
Mỹ, Anh, Pháp tấn công các mục tiêu của Syria. |
Tuy nhiên, Washington sẽ cần phải nhớ rằng, IAEA là một cơ quan quốc tế, không phải một cơ quan bên trong nước Mỹ. Do đó, Mỹ không có quyền quyết định phạm vi và phương pháp hoạt động của IAEA.
Mỹ cũng đưa ra một loạt các yêu cầu buộc Iran phải quy hoạch lại chương trình quân sự của mình và cáo buộc nước này tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố, bao gồm cả việc giúp đỡ nhóm Hamas của Palestine và thậm chí là Taliban và Al-Qaeda.
Lý lẽ của Washington cho rằng, những nhóm này đang gây khốn đốn cho các chính quyền Sunni trong khi Chính phủ Shia của Iran “bị bỏ qua, một cách tình cờ hoặc cố ý”.
Tối hậu thư cũng nhắc đến cái gọi là “hành vi đe dọa chống lại các nước láng giềng”, như “bắn tên lửa” và “các cuộc tấn công mạng” của Iran, trong khi chính bản thân liên quân phương Tây của Mỹ cũng thực hiện những hành động tương tự ở Syria trong thời gian qua.
Tối hậu thư “chết yểu”
Theo giới phân tích, bài phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo đã không chứng minh được JCPOA đã không hoạt động hiệu quả trước mối đe dọa ngày càng tăng của vấn đề hạt nhân Iran, hay cần phải làm cách nào để khắc phục điều này.
“Không có thay thế nào xứng đáng cho JCPOA”, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Đối ngoại và Chính sách An ninh, Federica Mogherini, cho biết hôm 21/5, bình luận về danh sách yêu cầu của ông Pompeo. Trong khi những người khác nói rằng danh sách của Mỹ “vừa chào đời đã thất bại”.
"Tôi nghĩ tối hậu thư có ý nghĩa đúng như tên gọi của nó ... Khi bạn đưa ra tối hậu thư, mục đích là để nó bị từ chối", cựu nhà ngoại giao Mỹ Jim Jatras nói với RT. "Có những người trong chính quyền Trump muốn thay đổi chế độ ở Iran - điều đó hết sức đơn giản và họ muốn Iran từ chối các điều khoản này".
Jatras tin rằng còn quá sớm để nói cách tiếp cận của ở Mỹ giai đoạn này có phải là dùng chiến thuật gây áp lực giống với Triều Tiên hay không, nhưng ông nói ngay cả áp lực kiểu này có thể phản tác dụng và mang lại lợi ích tích cực cho Tehran bằng cách “đẩy các đồng minh châu Âu của Mỹ đi xa hơn”.
Nhưng trong trường hợp xấu nhất, Washington có thể tiến hành một hành động quân sự đơn phương nhằm thay đổi chính quyền.
"Như bạn có thể nhận ra ngay từ đầu, Iran sẽ không đồng ý với bất kỳ yêu cầu nào của Washington", Hamed Mousavi, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tehran, nói với RT. “Chính Iran nên hỏi Mỹ tại sao họ không hoàn thành thỏa thuận của mình trong khi Iran hoàn toàn tuân thủ đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hạt nhân. Tại sao Iran nên đàm phán với một chính quyền không tuân thủ một thỏa thuận quốc tế mà đã mất nhiều năm để tạo nên?”.
Bị Mỹ dọa trừng phạt nặng, Iran trút lời cay đắng Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif đã phản ứng mạnh mẽ trước lời cam kết của Mỹ về việc áp đặt “các biện pháp ... |
Ngoại trưởng Mỹ: Đòn trừng phạt \'nặng nề nhất lịch sử\' với Iran Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định Iran sẽ phải "chiến đấu để giữ nền kinh tế ổn định" sau khi loạt trừng phạt mới được ... |