Khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ phá vỡ khả năng tự bảo vệ của cơ thể có thể dẫn đến vô số các bệnh, nhiễm trùng, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Trong môi trường sống, vi khuẩn và virus có mặt ở khắp mọi nơi. Để đảm bảo không bị nhiễm bệnh, chúng ta cần tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cơ thể xuất hiện 5 biểu hiện dưới đây, chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn đã suy giảm, nếu không cải thiện rất dễ bị mắc bệnh.
1. Suy nhược tinh thần
Nói chung, những người có khả năng miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt mỏi. Do đó, bình thường nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác việc giảm khả năng miễn dịch.
2. Dễ cảm lạnh
Mùa thu và mùa đông rất dễ khiến virus xâm nhập vào cơ thể. Những người có sức đề kháng kém, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, dó đó họ dễ bị ốm, điển hình là dễ bị cảm lạnh, cảm cúm. Vì vậy, nếu bạn rất dễ bị cảm lạnh, nhất định phải chú ý đến sức khỏe nhiều hơn, nghĩ cách tăng cường hệ miễn dịch.
3. Vết thương chậm lành
Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, không chỉ việc cầm máu chậm hơn người khác, mà những người có hệ miễn dịch thấp còn rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu bạn không chú ý đến vết thương, bạn sẽ cảm thấy khó chịu như sưng đỏ và quá trình phục hồi rất chậm.
4. Dạ dày không tốt
Thông thường, những người có khả năng miễn dịch cao có chức năng tiêu hóa tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống, đối với những người có khả năng miễn dịch thấp không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, mà khi ăn bên ngoài, vệ sinh an toàn thực phẩm kém rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy.
5. Dễ mệt mỏi
Đối với những người có sức đề kháng kém, thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi ngủ đủ giấc cảm vẫn cảm thấy cả ngày không có sức lực, thậm chí phần eo và đầu gối có biểu hiện đau mỏi. Nếu thời gian dài có hiện tượng này thì cần cảnh giác, vì điều này có thể liên quan đến sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch.
Làm sao để cải thiện khả năng miễn dịch?
Có nhiều cách để cải thiện khả năng miễn dịch, và đây là hai cách rất đơn giản được khuyến nghị: Chế độ ăn uống và tập thể dục.
1. Thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Chuối: Chuối là một loại trái cây rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể ăn. Có một thứ trong chuối gọi là kiềm sinh học, có tác dụng tăng sự hưng phất và sự tự tin. Đồng thời, tryptophan và vitamin trong chuối có thể giúp não sản xuất nhiều serotonin, giúp tăng cường khả năng miễn dịch một cách hiệu quả.
Rau bina: Rau bina là một trong những loại rau xanh phổ biến, hầu hết mọi người đều thích ăn. Đối với phụ nữ, ăn rau bina có nhiều lợi ích. Ngoài sắt, rau bina còn chứa axit folic. Axit folic có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về tinh thần, chẳng hạn như trầm cảm, từ đó cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Rau cải thảo: Theo ước tính, 100g rau cải thảo có chứ chứa khoảng 287 mg kali, trong khi bắp cải có cùng trọng lượng chỉ chứa 130 mg kali. Kali là một yếu tố quan trọng nằm trong các tế bào cơ và giúp duy trì tối ưu chức năng cơ cũng như hệ thần kinh. Những người thường có cảm giác mệt mỏi, có thể ăn nhiều cải thảo, có tác dụng điều tiết rất tốt.
Bông cải xanh: Bông cải xanh rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó cũng chứa một loạt các hợp chất hoạt tính sinh học như hydrazone, flavonoid và glucosinolates. Và bông cải xanh là một trong những thực phẩm chứa nhiều flavonoid nhất, có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh và bệnh scurvy.
2. Bài tập tăng cường miễn dịch
Đi bộ: Đi bộ có thể điều chỉnh khả năng miễn dịch và cải thiện khả năng kháng bệnh. Tốt nhất là mỗi ngày đi bộ 30 phút. Những người mới tập thể dục thời gian đầu nên tập vừa phải, tránh tập quá sức. Thời gian tập không quá 2 tiếng.
Yoga: Tuyến ức là trung tâm miễn dịch tế bào trong cơ thể và nằm ở trung thất của ngực. Chức năng chính của nó là điều chỉnh tỷ lệ tế bào lympho T và tiết ra hormone tuyến ức, để cơ thể duy trì chức năng miễn dịch tế bào và tiêu diệt mầm bệnh ngoại lai. Nhiều tư thế và phương pháp thở của yoga có chức năng kích thích tuyến ức, thông qua sự kích thích bài tiết tuyến ức, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng được cải thiện.
Chạy bộ: Chạy bộ ngoài trời có thể tăng cường thể lực, tăng cường sự thích nghi của hệ hô hấp với nhiệt độ không khí, tăng sức đề kháng và điều chỉnh tỷ lệ tế bào bạch cầu, đại thực bào và tế bào lympho trong máu. Đồng thời cũng giúp đẩy lùi các tế bào ung thư trong cơ thể, chú ý không nên chạy quá nhanh.
Hà Vũ
Làm thế nào tăng cường hệ miễn dịch để chống chọi với virus corona? Ngoài việc ăn uống lành mạnh, sinh hoạt đúng giờ giấc thì việc vận động thường xuyên cũng giúp cơ thể tăng cường sức đề ... |
Đáp ứng được 6 điều, chứng tỏ bạn có một "cơ thể miễn dịch với ung thư" Trong việc phòng ngừa ung thư, các nhà khoa học từ nhiều quốc gia đã thực hiện nghiên cứu, chỉ ra những người làm tốt ... |
6 thói quen đơn giản giúp tăng cường hệ miễn dịch bạn nên biết Những gì chúng ta ăn, thái độ chúng ta sống và mức độ tập luyện thể thao đều góp phần giúp tăng cường hệ miễn ... |