Tắm muộn, ngâm mình quá lâu trong bồn nước ấm vào những ngày đông lạnh giá sẽ rất nguy hại đến sức khỏe .
Tắm muộn, ngâm mình quá lâu trong bồn nước ấm vào những ngày đông lạnh giá sẽ rất nguy hại đến sức khỏe.
Hãy tắm đúng cách và khoa học sẽ tránh được những điều đáng tiếc.
Tắm chưa đúng cách
Tất nhiên cảm giác được thả mình trong bồn nước nóng giữa tiết trời lạnh giá để thư giãn là điều tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh điều ngược lại, rằng khi tắm quá lâu cơ thể sẽ bị mệt mỏi, gây máu khó lưu thông lên tim dẫn đến tình trạng tim đập nhanh hơn, gây thiếu máu cơ tim.
Chỉ nên ngâm mình trong bồn nước từ 10 - 20 phút khi tắm. Ảnh: T. L. |
Ngoài ra, việc tắm nước nóng trong thời gian quá lâu cũng gây tình trạng khó thở do không khí là hơi nước, dẫn đến xây xẩm mặt mày, choáng váng và rủi ro hơn là thiếu máu não. Các chuyên gia khuyên rằng, một lần ngâm bồn hay tắm chỉ nên tối đa là 20 phút, không nên ngâm lâu hơn.
Nếu tắm dưới vòi tắm hoa sen chỉ cần 10 phút, tránh hiện tượng bị ngã quỵ khi tắm đứng lâu.
Đóng chặt các cửa hút gió ngoài trời
Khí hậu mùa đông thường tương đối khô và thô lạnh, nên việc đóng hết cửa hút gió ngoài trời là điều đầu tiên phải làm trước khi tắm. Nhưng nếu trong mùa đông, việc đóng quá kín cửa đôi khi lại dẫn đến tác hại không ngờ bởi nếu sử dụng thêm đèn sưởi ấm trong phòng kín sẽ gây ra khí Carbon Monoxide dẫn đến ngộ độc, nghiêm trọng hơn là thiếu khí thở.
Người bị dính phải độc sẽ có biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, ngoài ra da sẽ bị xanh xao. Nếu bệnh chuyển nặng hơn thì các hiện tượng như hôn mê, co giật cũng có thể xảy ra.
Kỳ cọ quá lâu
Mỗi khi tắm đều phải kỳ cọ cơ thể sao cho sạch nhất, thậm chí là dùng tới cả công cụ để hỗ trợ như đá cuộc, bông tắm… Nhưng việc kỳ cọ quá cẩn thận cũng có thể dẫn đến những hệ quả nguy hiểm, vô tình làm cho những tế bào biểu bì bảo vệ da của cơ thể bị mất đi, gây nên tình trạng da mất độ ẩm và nhanh chóng trở nên khô ráp hơn, dễ nứt nẻ và mang những bệnh khác về da.
Ngoài ra, thời gian kỳ cọ mà không dùng nước cũng sẽ làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh bởi hàn khí bên ngoài, mất cân bằng và sẽ ảnh hưởng đến tim nếu như đột ngột xả nước tắm lại.
Kì cọ quá nhiều sẽ vô tình sẽ khiến da mất độ ẩm, khô ráp hơn. |
Nhiệt độ nước không phù hợp
Không phải mùa đông cứ tắm nước càng nóng mới tốt, nếu nhiệt độ của nước không phù hợp với cơ thể sẽ gây ra tình trạng nhiễu loạn nhịp tim, nguy cơ xấu dẫn đến đột quỵ.
Hãy điều chỉnh nước để phù hợp với nhiệt độ cơ thể. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, khi tắm dưới trời mùa đông, không nên tắm nước quá lạnh cũng như quá nóng. Đặc biệt tránh tham gia các cuộc thi bơi dưới nước lạnh ở ngoài trời, nếu điều kiện sức khỏe không cho phép.
Tuấn Đạt
Khoai môn là siêu thực phẩm mùa đông nhưng có người tuyệt đối không nên ăn Khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu tinh bột và vitamin,... rất tốt cho sức khỏe. Vậy công dụng của khoai môn là ... |
Mùa đông có nên tắm nắng cho trẻ? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là cách kích thích tổng hợp vitamin D3 hiệu quả, giúp ích cho quá trình phát triển hệ xương ... |
Cháy rừng thảm họa ở Australia, mùa Đông không lạnh ở Matxcơva: Biến đổi khí hậu đang thay đổi thế giới thế nào? Rét kỷ lục ở Ấn Độ, tuyết biến mất ở mùa đông Matxcơva, lũ lụt nghiêm trọng ở Indonesia cho thấy những tác động tiêu ... |