Trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhiều bác tài chưa nắm rõ hết nghĩa vụ của CSGT và quyền lợi của chủ xe khi vi phạm luật giao thông . Vì vậy, dẫn đến những bất đồng quan điểm và có thể phát sinh thêm lỗi vi phạm không đáng có.

Trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhiều bác tài chưa nắm rõ hết nghĩa vụ của CSGT và quyền lợi của chủ xe khi vi phạm luật giao thông. Vì vậy, dẫn đến những bất đồng quan điểm và có thể phát sinh thêm lỗi vi phạm không đáng có.

Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT thì CSGT chỉ được dừng xe trong một số trường hợp nhất định.

Theo đó, CSGT trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Hoặc khi thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc giám đốc công an cấp tỉnh trở lên. Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên.

Đồng thời, việc có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Trong đó, văn bản đề nghị phải ghi thời gian cụ thể, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp. 

Như vậy, CSGT có quyền dừng các phương tiện đang tham gia giao thông khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó, trong trường hợp CSGT trực tiếp phát hiện lỗi thì phải thông báo cho người tham gia giao thông biết lỗi vi phạm trước khi yêu cầu kiểm tra giấy tờ và nếu xử phạt thì CSGT phải chứng minh được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông theo Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Ngoài ra, tại điểm a khoản 2 Điều 14, Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định rõ, khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định. 

Trong trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi lại về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó. Nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi hình được thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

Do đó, việc chứng minh lỗi vi phạm của CSGT tuy là hình thức gián tiếp nhưng có thể thông qua các bằng chứng cụ thể như các biện pháp kỹ thuật như camera, máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ… và sử dụng nó làm chứng cứ để lập biên bản xử phạt vi phạm.

TRẦN KHANH  09/12/2019 | 10:14

Lãnh đạo CSGT Đồng Nai bị tố “bảo kê” xe tải: Công an tỉnh lập đoàn thanh tra

Hai cán bộ chiến sĩ làm việc trên Quốc lộ 20, đoạn qua tỉnh Đồng Nai đã t ố cáo "sếp" Cảnh sát giao thông ...

Trung tá CSGT liều mình lao vào đám cháy cứu tài xế Grab mắc kẹt

Chia sẻ về giây phút cứu tài xế Grab ra khỏi đám cháy trong vụ tai nạn sáng 20.11, trung tá Vũ Xuân Hà Thái - ...

Tranh cãi về ứng dụng điện thoại báo chốt Cảnh sát giao thông

Hiện trên kho tải ứng dụng của Google xuất hiện ứng dụng di động Xe360 với chức năng cảnh báo chốt Cảnh sát giao thông ...

 

vi phạm luật giao thông, Chống người thi hành công vụ

 

/ laodong.vn