COVID-19 tấn công các mạch máu ở khắp cơ thể, dẫn đến suy đa tạng là nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet vào ngày 17.4.
“COVID-19 không chỉ tấn công phổi mà còn tấn công các mạch máu trên khắp cơ thể” - SCMP dẫn lời bác sĩ Frank Ruschitzka, tác giả của bài nghiên cứu kiêm Chủ tịch Trung tâm tim mạch và Khoa tim mạch, Bệnh viện Đại học Zurich, Thụy Sĩ.
Giáo sư cũng cho biết, các nhà nghiên cứu chỉ ra virus khiến con người tử vong không chỉ bởi bệnh viêm phổi mà còn nhiều nguyên nhân khác.
“Sau đó, virus sẽ xâm nhập tế bào nội mô. Tế bào này lót mặt trong của tất cả các mạch máu trong cơ thể và bảo vệ chúng. Vì vậy, nó làm giảm khả năng phòng thủ và gây ra các vấn đề vi tuần hoàn”, bác sĩ thông tin.
Tiếp theo virus sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận khác trong cơ thể và cuối cùng là ngừng lưu thông máu.
“Từ những gì chúng ta thấy lâm sàng, các bộ phận như tim, ruột, thận và mạch máu đều bị ảnh hưởng", bác sĩ chia sẻ.
Điều này giải thích tại sao những người hút thuốc và những người có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, tim mạch, suy giảm chức năng nội mô hoặc giảm sức bền thành mạch máu lại dễ bị nhiễm virus hơn.
Nghiên cứu phát hiện các hạt virus nằm trong các tế bào mô, mạch máu và tế bào viêm ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Kết quả phân tích dựa trên 3 trường hợp kết hợp với việc khám nghiệm tử thi các bệnh nhân khác cũng tìm thấy các mạch máu “đầy virus”, dẫn đến việc suy giảm lượng máu chảy trong các bộ phận ở cơ thể.
Minh chứng là một bệnh nhân 71 tuổi mắc COVID-19, với bệnh lý nền là bệnh động mạch vành và cao huyết áp, đã bị suy đa tạng và tử vong.
Một bệnh nhân nữ 58 tuổi khác có bệnh lý nền tiểu đường, cao huyết áp và béo phì, đã thiếu máu mạc treo hoặc giảm lưu lượng máu đến ruột non, làm hỏng nội tạng vĩnh viễn. Bạch cầu lympho gây viêm nội mạc cũng được tìm thấy ở phổi, tim, thận và gan.
Khám nghiệm tử thi một ca ghép thận cũng cho thấy cấu trúc virus trong các tế bào nội mô. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy các tế bào viêm ở tim, ruột non, phổi và hầu hết các mạch máu đều xung huyết.
Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu đề xuất các liệu pháp để ổn định nội mô, ngăn cản virus phát triển. Ngoài việc tiêm chủng, bác sĩ Ruschitzka khuyến cáo rằng tăng sức bền thành mạch máu chính là chìa khóa để điều trị COVID-19.
Nếu tất cả bệnh nhân có nguy cơ nhiễm virus và người cao tuổi nhiễm virus được điều trị tim mạch tốt, thì khả năng sống sót sau khi mắc COVID-19 càng cao.
“Chúng tôi biết 2 loại thuốc giúp điều trị đó là thuốc ức chế men chuyển ACEI (thuốc tim mạch điều trị tăng huyết áp) và thuốc chống viêm (tăng sức mạnh nội mạc)”, giáo sư Ruschitzka khẳng định.
John Nicholl - một giáo sư lâm sàng về bệnh lý tại Đại học Hong Kong - cho biết còn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.
“Trong khi nhiều cấu trúc có vẻ giống với các hạt virus khi theo dõi qua kính hiển vi điện tử, nhưng chúng ta cũng nên sử dụng các kỹ thuật khác để xác nhận nhiễm virus”, giáo sư Nicholls nhấn mạnh.
Singapore công bố nghiên cứu mới nhất về nơi trú ẩn của COVID-19 Nghiên cứu mới nhất từ Singapore công bố hôm ngày 4/3 cho thấy, COVID-19 có thể lưu lại trong phòng ngủ và phòng tắm nếu ... |
Nghiên cứu mới nhất, nam giới dễ nhiễm corona virus hơn bình thường Theo nghiên cứu mới nhất được công bố vào ngày 29/1 trên The Lancet, đàn ông có khả năng dễ nhiễm virus corona hơn phụ ... |