Lạm phát phi mã diễn ra diện rộng trên hầu khắp các nền kinh tế thế giới đã dẫn tới những hệ lụy ảnh hưởng tới không chỉ tăng trưởng mà còn cả thu nhập, đời sống của người dân, nhất là những người nghèo và người yếu thế, nên nhiều quốc gia đã coi “hạ nhiệt” lạm phát là một trong những ưu tiên cấp bách hàng đầu hiện nay.
- Tổng thống Putin: G7 gây lạm phát toàn cầu, không phải chiến dịch của Nga
- Lạm phát cao kỷ lục, Mỹ xem xét gỡ thuế quan với Trung Quốc
Đối mặt với thách thức lạm phát
Ứng phó với lạm phát và tình trạng giá leo thang là ưu tiên hàng đầu của chính phủ nhiều nước trên thế giới lúc này. Hầu khắp toàn cầu, từ các nền kinh tế phát triển đến những nền kinh tế đang hay chậm phát triển; quốc gia xuất siêu hay nhập siêu… đều phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao kéo dài, thậm chí còn trở thành khủng hoảng ở một số nước.
Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, người dân Mỹ phải chứng kiến và gánh chịu lạm phát leo thang chóng mặt trong 2 năm qua. Số liệu mới nhất do Bộ Lao động Mỹ công bố cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7-2022 ở nước này dù không tăng so với tháng 6, song chỉ số này vẫn tăng tới 9,1% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 40 năm. Sở dĩ lạm phát tại Mỹ có phần hạ nhiệt trong tháng 7 vừa qua là do giá xăng dầu thế giới giảm tới 20% cùng thời gian.
Lạm phát cao trên toàn cầu đe dọa ổn định vĩ mô tăng trưởng kinh tế và tác động tiêu cực tới đời sống người lao động, người nghèo
Giá dầu giảm cũng là nguyên nhân chính kéo giảm lạm phát tại Đức trong tháng 7-2022, chỉ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đây vẫn là mức cao trong hàng chục năm qua của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này. Dù tỷ lệ lạm phát hiện giảm nhẹ trong tháng 7, song các chuyên gia kinh tế cho rằng, tỷ lệ lạm phát của Đức sẽ tăng trở lại trong những tháng tới khi gói cứu trợ giảm giá nhiên liệu và vé 9 euro hết hiệu lực vào cuối tháng 8 này.
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh cho biết, lạm phát ở nước này trong tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua do giá xăng và dầu diesel tăng mạnh, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp ở nước này. Theo đó, chỉ số CPI của Anh trong tháng 6 đã tăng lên 9,4%, so với 9,1% trong tháng 5. Tỷ lệ lạm phát của Anh đã tăng trong 9 tháng liên tiếp và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) còn dự báo, lạm phát sẽ đạt đỉnh trên 11% khi hóa đơn năng lượng tăng mạnh trở lại vào mùa thu tới.
https://www.anninhthudo.vn/the-gioi-cap-bach-ha-nhiet-lam-phat-post514084.antd