Theo các chuyên gia, ung thư dạ dày được chia thành các giai đoạn với những đặc điểm, diễn biến khác nhau.
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng, có thể gây tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày chưa được biết chính xác nhưng yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được xác định. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn H.pylori gây loét dạ dày, tình trạng viêm dạ dày gây thiếu máu kéo dài và polyp dạ dày. Ngoài ra, sự phát triển của ung thư dạ dày còn có thể xảy ra dưới tác động của một số yếu tố khác như: Hút thuốc; Thừa cân hoặc béo phì; Nhiễm virus Epstein-Barr, Làm việc trong các ngành công nghiệp than, kim loại, gỗ hoặc cao su....
Ung thư dạ dày được chia làm 5 giai đoạn.
Các giai đoạn của ung thư dạ dày
Theo hệ thống phân loại TNM của Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ AJCC, thì ung thư dạ dày được chia làm 5 giai đoạn, lần lượt từ 0 đến 4. Việc phân loại này được dựa trên 3 các tiêu chí chính:
Phạm vi (kích thước) của khối u: Ung thư đã phát triển bao xa trong 5 lớp của thành dạ dày? Ung thư đã xâm lấn hay di chuyển đến các cơ quan gần đó chưa?
Lớp niêm mạc dạ dày gồm có 3 phần:
- Các tế bào biểu mô nằm trên một lớp cơ mỏng (niêm mạc cơ).
- Lớp dưới niêm mạc.
- Lớp ngoài cùng đóng vai trò là lớp bao bọc cho dạ dày.
Sự lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó (N): Ung thư có lan sang các hạch bạch huyết gần đó không?
Sự di căn đến các vị trí xa (M): Ung thư có di căn đến các hạch bạch huyết xa hoặc các cơ quan xa như gan hoặc phổi không?
5 giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày cụ thể như sau:
Giai đoạn 0: Giai đoạn 0 dùng để chỉ một nhóm tế bào bất thường có thể chuyển thành ung thư trong lớp niêm mạc của dạ dày. Ở giai đoạn này, phẫu thuật thường có thể chữa dứt điểm bệnh. Khi đó, một phần hoặc toàn bộ dạ dày cùng với các hạch bạch huyết gần đó có thể bị cắt bỏ.
Giai đoạn 1: Giai đoạn 1 dùng để chỉ một khối u trong niêm mạc dạ dày và có khả năng ung thư dạ dày tiến triển di căn vào các hạch bạch huyết. Cũng như giai đoạn 0, giải pháp được sử dụng cho giai đoạn I là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và các hạch bạch huyết lân cận. Ngoài ra, hóa trị hoặc xạ trị có thể được sử dụng phối hợp trước và sau khi phẫu thuật với mục đích lần lượt là thu nhỏ khối u và tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã lan vào các lớp sâu hơn của dạ dày và có thể ung thư dạ dày tiến triển di căn vào các hạch bạch huyết gần đó. Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày cũng như các hạch bạch huyết gần đó vẫn là phương pháp điều trị chính. Hóa trị và xạ trị trước và sau phẫu thuật cũng được sử dụng để điều trị phối hợp.
Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3, tế bào ung thư có thể đã lan đến tất cả các lớp của dạ dày và di căn đến các cơ quan gần đó như lá lách hoặc đại tràng. Cấu tạo của tế bào ung thư có thể nhỏ hơn, len lỏi sâu hơn và hệ thống bạch huyết của bạn. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị thường được sử dụng cho giai đoạn này. Khả năng chữa khỏi có thể có, nếu không, ít nhất nó có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Nếu cơ thể quá yếu để có thể phẫu thuật, bạn có thể được đề nghị hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai, tùy vào mức độ đáp ứng của cơ thể.
Giai đoạn 4: Trong giai đoạn cuối này, ung thư dạ dày tiến triển di căn đã xa và rộng đến các cơ quan như gan, phổi hoặc não. Việc điều trị trở nên rất khó khăn, nhưng bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh và giảm bớt các triệu chứng bệnh. Tỷ lệ tử vong ở giai đoạn này cao.
Bệnh ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa ngày càng phổ biến. Việc thăm khám và phát hiện bệnh từ sớm sẽ đem lại cơ hội điều trị bệnh tốt hơn, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị thuận lợi hơn.
https://vtc.vn/ung-thu-da-day-co-may-giai-doan-va-tien-trien-nhanh-the-nao-ar740246.html