Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc về việc có vitamin trong các đơn thuốc bác sĩ kê toa. Thạc sĩ - dược sĩ Cao Thị Thanh Thảo (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề này.
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc về việc có vitamin trong các đơn thuốc bác sĩ kê toa. Tuy nhiên, vì ngại không dám hỏi nên hậu quả là có người nghĩ thuốc bổ thì bác sĩ mới kê đơn nên tự ý uống dài ngày, người thì cho rằng bác sĩ bày vẽ nên bỏ qua vitamin. Thạc sĩ - dược sĩ Cao Thị Thanh Thảo (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề này.
Vitamin có cần thiết ?
Có rất nhiều loại vitamin với nhiều công dụng như: vitamin A tốt cho mắt, da, tóc...; vitamin C cần cho độ chắc của thành mạch, có lợi cho hệ miễn dịch...; vitamin D dành cho xương để thêm chắc, khỏe. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng, những ai có đủ vitamin D sẽ ít bị bệnh tim mạch và biến chứng bàn chân do tắc mạch hơn những người thiếu vitamin D trong cơ thể.
Vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của các tế bào máu và những mô khác trong cơ thể, được xem như hệ thống phòng thủ, ngăn chặn tiến trình oxy hóa và chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, cái gì tốt mấy đi nữa nhưng nếu lạm dụng thì thay vì bổ dưỡng sẽ thành... bổ ngửa.
Giống như thuốc, vitamin liều cao phải có toa bác sĩ. Nếu cần thiết phải mua thì chỉ nên chọn loại đa sinh tố khoáng chất. Nhiều người có thói quen khi mệt mỏi, làm việc căng thẳng, uống 1 viên bổ sủi bọt cho khỏe. Thực tế thì điều này chỉ có tác dụng hỗ trợ tâm lý.
Hầu hết vitamin đều khó gây ngộ độc. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý nếu cho trẻ nhỏ sử dụng dư thừa vitamin sẽ rất có hại. Ví dụ, thừa vitamin A sẽ gặp vấn đề về hệ thần kinh. Thừa vitamin D có thể làm tăng sự tái hấp thu của can xi, làm cho canxi trong máu tăng cao, hậu quả là chức năng của tim, phổi bị suy giảm đáng kể, gây táo bón. Dùng vitamin A và D liều quá cao (hàng triệu đơn vị) có thể gây ngộ độc cấp tính. Còn vitamin C uống nhiều có thể gây sỏi thận.
Vì sao có vitamin E trong toa thuốc trị tim mạch?
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh tác dụng tích cực của các chất chống ô xy hóa đến quá trình xơ vữa động mạch. Chế độ ăn có nhiều chất chống ô xy hóa (vitamin E, beta carotene, vitamin C) có thể giảm tới 20 - 40% nguy cơ bệnh mạch vành. Vitamin E nằm trong nhóm các chất chống ô xy hóa cao.
Can xi tốt cho xương, cần cho thai phụ
Các quá trình chuyển hóa dinh dưỡng đều cần can xi. Thiếu can xi trong khẩu phần, hấp thu can xi kém hoặc mất quá nhiều can xi sẽ dẫn đến rối loạn khoáng hóa tại xương - một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh loãng xương.
Thành phần can xi trong xương luôn đổi mới và là kết quả của 2 quá trình tạo xương, hủy xương cùng lúc. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, quá trình tạo xương vượt trội. Giai đoạn sau của cuộc đời (từ 35 tuổi), quá trình hủy xương lớn hơn.
Hiệu quả hấp thụ can xi phụ thuộc vào các giai đoạn sinh lý của cơ thể. Trẻ em có thể hấp thu đến 75% lượng can xi ăn vào nhưng ở tuổi thanh niên chỉ còn 20 - 40% và càng thấp hơn ở người lớn tuổi.
Bổ sung can xi là biện pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật trong thai kỳ. Việc bổ sung can xi rất cần thiết cho tất cả sản phụ, đặc biệt là các trường hợp có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và sản giật. Tiền sản giật và sản giật là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mẹ và con.
Dấu hiệu thiếu vitamin 1. Thiếu vitamin A - Triệu chứng thường gặp là quáng gà, khô kết mạc, khô mắt, đục giác mạc, loét giác mạc, có thể gây mù mắt. Da khô có vảy, tóc khô giòn. Trẻ em thiếu vitamin A dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng da. - Cần tăng cường bổ sung vitamin A có trong các loại thực phẩm như: gan, tim, sữa, lòng đỏ trứng, trái cây có vỏ màu vàng, đỏ như đu đủ, cà rốt, gấc, táo... 2. Thiếu vitamin D - Biểu hiện là đổ nhiều mồ hôi. Người lớn dễ mắc các bệnh về xương, tính khí thất thường. Trẻ nhỏ còi xương, chậm mọc răng, răng sậm màu, dễ gãy, thóp liền chậm, rộng, dễ bị co giật khi sốt cao. Biểu hiện muộn hơn là xương ức nhô ra phía trước tạo thành hình ảnh ức gà hoặc ức chim bồ câu, nếu trẻ thường nằm nghiêng, hoặc lồng ngực lõm nếu trẻ thường nằm ngửa. - Cách phòng ngừa tốt nhất là tắm nắng mỗi ngày. Đây là biện pháp tổng hợp vitamin D nhờ tác dụng của ánh nắng mặt trời lên da. Chỉ cần dành khoảng 10 phút mỗi ngày vào buổi sáng, trước 8 giờ để tăng cường hấp thụ vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin D có trong các loại thực phẩm như: cá thu, cá trích, cá ngừ, gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, vừng (mè)... 3. Thiếu vitamin E - Da khô, bong tróc, người thường xuyên mỏi mệt, uể oải, tóc xơ, dễ gãy rụng, móng yếu... - Bổ sung vitamin từ các loại rau, dầu thực vật, mầm lúa mì, bắp, hạt dưa, hạt bí, hạt lạc... 4. Thiếu vitamin B1 (thiamin) - Thường xuyên mệt mỏi, chán ăn. Tổn thương thần kinh, mất cảm giác hay tê rần, cảm giác kim chích đầu ngón tay chân vì viêm dây thần kinh ngoại vi. Mất tập trung, đầu ngón tay tê dại, nhịp tim nhanh, cơ thể sưng phù (phù thủng). - Tăng cường bổ sung vitamin B1 có nhiều trong mầm lúa mì, mầm đậu nành, gạo lứt, lòng đỏ trứng, gan, thịt nạc, cá... 5. Thiếu vitamin B2 (riboflavin) - Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, các vết thương lâu lành. Đục thủy tinh thể, mắt cay, khó chịu với ánh sáng mạnh. Lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, bong tróc, tóc dễ gãy rụng, móng giòn dễ gãy... - Cần tăng cường bổ sung sữa, phô-mai, thịt nạc, tim, gan, thận, trứng, hạt ngũ cốc, rau có lá màu xanh đậm... 6. Thiếu vitamin B3 (PP, niacin) - Giảm sinh lực, mất ngủ, tinh thần căng thẳng, lo âu. Chảy máu ở nướu răng, viêm ngứa da. - Bổ sung vitamin B3 có nhiều trong gan, thận, thịt nạc, cá, trứng, sữa, nấm, các loại hạt, rau xanh... 7. Thiếu vitamin B6 (pyridoxin) - Biểu hiện thường gặp là tổn thương dây thần kinh ngoại biên: rối loạn cảm giác, yếu liệt chi, có khi gây cơn co giật. Tổn thương da, buồn nôn, nôn, chóng mặt. Thiếu máu, giảm sinh lực, ăn không ngon, sút cân. Tinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô. Trẻ em thiếu vitamin B6 hay lên cơn động kinh và thường xuyên cáu gắt, khó chịu... - Cần bổ sung vitamin B6 có nhiều trong nấm, mầm ngũ cốc, cám gạo, hạt hướng dương, chuối, cá, thận, gan, thịt gà, đậu nành... 8. Thiếu vitamin B12 (cobalamin) - Rối loạn cảm giác, kích thích thần kinh hoặc trầm uất. Viêm da, lưỡi viêm đỏ, ăn không ngon, giảm cân, thiếu máu. Tính khí thất thường, hay buồn rầu... - Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin B12 như gan, thận, tim, thịt bò, cá, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua, phô mai, sò, cua... 9. Thiếu vitamin C - Xuất huyết dưới da và ở lợi răng, sưng và chảy máu nướu. Giảm cân, mệt mỏi, đau nhức khớp và cơ. Vết thương lâu lành, kém tập trung, bệnh nặng gây rụng răng, mềm xương, mạch máu dễ vỡ, thiếu máu. - Bổ sung vitamin có nhiều trong các loại trái chua như chanh, cam, bưởi, dâu, cà chua, rau ngót, súp lơ, bắp cải, gan, thận, táo, lê, nho... |
Bổ sung vitamin thế nào là tốt? Các viên vitamin chứa màu nhân tạo có thể gây kích ứng nên thận trọng khi sử dụng, theo Reader\'s Digest. |
Tại sao cơ thể cần đủ 8 loại vitamin B? Mỗi loại vitamin B đều có vai trò trong quá trình trao đổi chất hoặc là tiền chất cần thiết để tạo ra một chất ... |